Câu hỏi:
Cho tôi hỏi khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh thì có thể có thai được nữa không? Nếu vẫn mang thai được thì có cách nào giúp tôi tránh thai tuổi tiền mãn kinh hiệu quả mà an toàn vậy?
(Phạm Thị Ngọc, 42 tuổi, Tây Ninh)
Trả lời:
Chào chị Ngọc,
Lời đầu thư, samtonu.vn xin gửi lời cảm ơn chị đã dành thời gian gửi câu hỏi tới chuyên mục Giải đáp của chúng tôi. Với thắc mắc: “Tuổi tiền mãn kinh có thể có thai được nữa không? Nếu vẫn mang thai được thì có cách nào giúp tránh thai tuổi tiền mãn kinh hiệu quả mà an toàn?” của chị, chúng tôi xin trả lời như sau:
Mục lục
Thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ
Thông thường, tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ bắt đầu từ khoảng ngoài 40 tuổi. Thời gian tiền mãn kinh kéo dài từ khoảng 2 – 10 năm, sau đó người phụ nữ tiếp tục chuyển sang giai đoạn mãn kinh (ngoài 50 tuổi). Tuy nhiên, một số trường hợp khác có thể xuất hiện tiền mãn kinh sớm hơn (trước 40 tuổi) hoặc tiền mãn kinh muộn hơn (sau 50 tuổi) so với bình thường.
Thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ (còn gọi tắt là tiền mãn kinh) là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ tiền mãn kinh. Khi này phụ nữ bắt đầu gặp những thay đổi lớn về toàn bộ các mặt sức khỏe sinh lý nữ, sức khỏe thể chất, tâm lý, sắc đẹp và cả ngoại hình. Cụ thể:
Thay đổi về sức khỏe sinh lý nữ:
Do ở độ tuổi tiền mãn kinh buồng trứng hoạt động yếu dần, hàm lượng estrogen được buồng trứng sản sinh để cung cấp cho cơ thể ngày càng thiếu hụt nên dẫn đến hệ sinh sản nữ giới hoạt động không ổn định; kinh nguyệt hàng tháng không đều; phụ nữ bị khô hạn âm đạo; khi quan hệ có cảm giác đau rát, khó chịu; ham muốn và sinh lý nữ bị suy giảm rõ rệt.
Về sức khỏe thể chất:
Phụ nữ tiền mãn kinh gặp phải nhiều triệu chứng bất thường (chủ yếu do thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen gây ra) như:
- Da lão hóa sớm với các biểu hiện: da khô sạm, có nhiều nếp nhăn; da trùng nhão mất độ căng bóng tự nhiên; có các nốt nám da nội tiết; tàn nhang; đồi mồi; vệt chân chim, bọng mắt…
- Bị bốc hỏa đổ mồ hôi nhiều (có thể xảy ra ở mọi thời điểm cả ban ngày và đêm)
- Bị khó ngủ, mất ngủ
- Người hay mệt mỏi, uể oải,
- Bị vấn đề liên quan tới xương khớp như: đau nhức xương khớp, tê bì tay chân, loãng xương; xương yếu và dễ gãy…
- Gặp các vấn đề về đường tiết niệu như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát…
Về tâm lý và tinh thần:
Tâm lý phụ nữ tiền mãn kinh thường không ổn định, tâm trạng dễ thay đổi; khó điều khiển cảm xúc bản thân; dễ cáu gắt, nổi giận mà không rõ lý do; bị lo lắng bồn chồn; có thể xuất hiện suy nghĩ tiêu cực thậm chí là bị trầm cảm tiền mãn kinh.
Tuổi tiền mãn kinh có thể mang thai được không?
Ở độ tuổi tiền mãn kinh, buồng trứng không còn hoạt động khỏe mạnh khiến hàm lượng nội tiết tố estrogen sản sinh cho cơ thể ngày càng ít dần. Điều này tác động làm quá trình trứng phát triển và chín rụng không đều, kinh nguyệt bị rối loạn tháng có tháng không, từ đây khiến tỉ lệ thụ thai thành công và mang thai ở phụ nữ tiền mãn kinh thấp hơn nhiều so với phụ nữ trẻ tuổi.
Tuy nhiên, có một điều cần nhấn mạnh là: phụ nữ tiền mãn kinh bị rối loạn kinh nguyệt không có nghĩa là không còn khả năng mang thai trong thời điểm này. Bởi vẫn có trường hợp buồng trứng hoạt động hết công suất trong một vài thời điểm khiến trứng chín rụng bất chợt và thụ thai được khi gặp tinh trùng. Chỉ khi phụ nữ chính thức bước sang tuổi mãn kinh thực sự (sau 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt) thì mới không còn khả năng mang thai và sinh con.
Bởi vậy, để tránh việc mang thai ngoài mong muốn thì chị em phụ nữ tiền mãn kinh hãy chủ động có các biện pháp bảo vệ phòng tránh mang thai hiệu quả và an toàn nhé.
Nên làm sao để tránh thai tuổi tiền mãn kinh an toàn, hiệu quả?
Phụ nữ mang thai và sinh nở ở độ tuổi sau 40 thường gặp rất nhiều khó khăn. Trong quá trình mang thai có thể xảy ra nhiều nguy cơ tai biến nguy hiểm cho cả em bé và thai phụ như: sảy thai, thai chết lưu, sinh con bị dị tật; khó sinh; băng huyết… Bởi vậy để đảm bảo an toàn sức khỏe khi đã có đủ con, chị em phụ nữ nên chủ động áp dụng các biện pháp tránh thai tuổi tiền mãn kinh.
Dưới đây là một số phương pháp tránh thai giúp phòng ngừa mang thai ở tuổi tiền mãn kinh, chị em phụ nữ cùng tham khảo để tìm được cho mình phương pháp thích hợp nhé.
Dùng thuốc tránh thai chứa nội tiết tố
Thuốc tránh thai chứa nội tiết tố cho phụ nữ tiền mãn kinh thường là các loại thuốc kết hợp Estrogen – Progestin (Combined Oral Contraceptive Pill). Thuốc này cần sử dụng đều đặn hàng ngày mới có thể đạt hiệu quả.
Đặc điểm chung của loại thuốc tránh thai nội tiết tố là chứa đồng thời cả 2 hormone sinh dục nữ Estrogen và Progesterone nhằm mục đích làm dịch nhày tại cổ tử cung đặc quánh hơn, từ đó ngăn cản khiến tinh trùng khó đi qua đồng thời hạn chế làm giảm sự di chuyển của tinh trùng đến ống dẫn trứng, làm tinh trùng bị tiêu diệt trước khi gặp được trứng.
Các tác dụng phụ có gặp khi sử dụng thuốc tránh thai kết hợp:
- Chảy máu hoặc ít máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
- Âm đạo bị kích ứng, sưng, đỏ, rát, hoặc ngứa
- Tăng cân hoặc giảm cân
- Co thắt dạ dày hoặc đầy hơi
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy, táo bón
- Sạm da, mụn trứng cá
- Lông, tóc tăng trưởng ở những nơi không bình thường
- Viêm nướu (sưng nướu)
- Tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng
Trong trường hợp nghi ngời có nguy cơ mang thai nhưng không sử dụng thuốc tránh thai chứa estrogen và progesterone kết hợp hàng ngày thì phụ nữ cần tham khảo các loại thuốc tránh thai khẩn cấp để tránh trường hợp mang thai ngoài mong muốn.
☛ Xem thêm: Thuốc bổ sung estrogen cho phụ nữ
Sử dụng dụng cụ tử cung (IUD)
Vòng tránh thai hay còn gọi là dụng cụ tử tử cung là hình thức tránh thai được thực hiện bằng cách đặt vào lòng tử cung một vòng tránh thai (thường có dạng chữ T) để ngăn chặn phôi thai làm tổ trong tử cung.
Tác dụng tránh thai của dụng cụ tử cung khá dài, kéo dài từ 5 – 10 năm tùy loại dụng cụ tử cung chứa nội tiết hoặc dụng cụ tử cung chứa đồng. Đặt dụng cụ tử cung có khả năng tránh thai cao khoảng 99%. Tuy nhiên, do có tác dụng lâu nên phương pháp này thường được khuyên dùng với phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ không còn nhu cầu sinh sản.
Triệt sản cho phụ nữ tiền mãn kinh
Triệt sản ở phụ nữ tiền mãn kinh là một phương pháp tránh thai vĩnh viễn được thực hiện bằng cách làm tắc nghẽn ống dẫn chứng để trứng chín không thể gặp tinh trùng, quá trình thụ thai không xảy ra và người phụ nữ sẽ không thể mang thai thành công.
Để tiến hành làm tắc nghẽn ống dẫn trứng thì các bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật buộc vòi trứng; cắt đoạn ống dẫn trứng; thắt nút hoặc kẹp vòi trứng… tùy theo mong muốn của người bệnh.
Phương pháp khác
Một số phương pháp phổ thông khác giúp phòng tránh mang thai tuổi tiền mãn kinh như:
- Sử dụng bao cao su
- Tính ngày quan hệ. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có tỉ lệ mang thai cao hơn bình thường.
☛ Xem thêm: Hiện tượng bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh
Với thắc mắc, “Tuổi tiền mãn kinh có thể có thai được nữa không? Nếu vẫn mang thai được thì có cách nào giúp tránh thai tuổi tiền mãn kinh hiệu quả mà an toàn?” của chị Ngọc, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng gửi đến chị được những thông tin hữu ích.
Chúc chị thật nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc!
Ý kiến của bạn