Nhiều chị em khi gặp phải tình trạng suy giảm nội tiết tố và thay đổi tâm sinh lý nhưng chưa hiểu rõ nguyên nhân do đâu và làm thế nào để cải thiện. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về các vấn đề trên trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Suy giảm nội tiết tố ở nữ là gì?
Như chị em đã biết, nồng độ nội tiết tố nữ ở mỗi chúng ta có thể thay đổi và cao thấp khác nhau. Chẳng hạn như đầu mỗi chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố ở mức thấp tạm thời sau đó sẽ tăng dần đều đến khi rụng trứng và lại tiếp tục giảm dần đến chu kỳ kinh tiếp theo. Tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt mà nồng độ estrogen cũng khác nhau. Ở tuổi trưởng thành, bình thường nồng độ estrogen hàng tháng dao động từ 30 – 400 pg / mL.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phụ nữ bị sụt giảm bất thường về estrogen. Sự thụt giảm bất thường này kéo dài và liên tục là tình trạng suy giảm nội tiết tố cần phải quan tâm.
Suy giảm nội tiết tố hay còn gọi là thiết hụt nội tiết là tình trạng nồng độ estrogen định kỳ thấp gây những tác động xấu đến cơ thể phụ nữ kéo theo nhiều triệu chứng không mong muốn. Tình trạng này thường xảy ra do một số yếu tố di truyền hoặc có do trải qua các cuộc phẫu thuật sức khỏe sinh sản hoặc dùng một số loại thuốc liên quan đến hormone hoặc do một số yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ dễ bị suy giảm nội tiết tố.
Đọc tiếp để rõ hơn về các triệu chứng không mong muốn hay nguyên nhân của suy giảm nội tiết tố nhé.
Nguyên nhân suy giảm nội tiết tố
Yếu tố tự nhiên
- Trong tuổi trưởng thành (20 đến 40 tuổi) đây còn được gọi là giai đoạn sinh sản. Tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ xuất hiện một cách tự nhiên trong thời kỳ sinh nở và cho con bú. Nồng độ estrogen có thể duy trì ở mức thấp trong vài tháng sau khi sinh con, đặc biệt kéo dài hơn nếu cho con bú.
- Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh (sau tuổi 40): Khi phụ nữ bắt đầu chuyển sang thời kỳ mãn kinh, buồng trứng sẽ sản xuất ngày càng ít estrogen hơn. Nội tiết tố suy giảm dần và có những dấu hiệu rõ rệt ở các triệu chứng mà phụ nữ gặp phải bao gồm đổ mồ hôi ban đêm, khô âm đạo, suy nhược tinh thần, bốc hỏa, v.v.
Yếu tố lối sống
Nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố liên quan đến hành vi lối sống có tác động trực tiếp đến sự thiếu hụt estrogen ở nữ, cụ thể như:
- Rối loạn ăn uống: Ăn kiêng quá mức và chứng chán ăn có thể khiến quá trình sản xuất estrogen bị đình trệ, dẫn đến vô kinh và các tình trạng bệnh lý khác.
- Tập thể dục quá sức: Vô kinh do tập thể dục có thể dẫn đến giảm cân không lành mạnh và không đủ chất béo trong cơ thể, cơ thể sẽ tạm thời ngừng sản xuất estrogen.
- Căng thẳng: Khi chức năng vùng dưới đồi bị gián đoạn do quá căng thẳng, các hoạt động của hệ thống nội tiết bị gián đoạn, có thể gây ra tình trạng thiếu hụt estrogen.
Yếu tố khác
Estrogen chủ yếu được sản xuất trong buồng trứng. Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến buồng trứng sẽ kết thúc ảnh hưởng đến lượng sản xuất estrogen. Một số yếu tố khác cũng gây ra tình trạng thiếu hụt nội tiết tố như:
- Các thủ thuật và phương pháp điều trị một số bệnh lý có thể gây ra mức độ estrogen thấp, bao gồm cắt tử cung, xạ trị và một số loại thuốc nhất định.
- Các yếu tố bẩm sinh nhưng hội chứng turner ( hội chứng không nhạy cảm với estrogen và thiếu men aromatase), đều có thể khiến phụ nữ có mức estrogen thấp hơn.
- Yếu tố về bệnh lý về chức năng tuyến giáp bất thường, chậm dậy thì có thể gây ra nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, buồng trứng phát triển không đúng cách khiến ảnh hưởng đến nồng độ nội tiết tố thấp.
Cảnh giác cẩn thận về mức độ hormone là quan trọng trước khi tình trạng thiếu hụt estrogen phát triển. Tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về các dấu hiệu và triệu chứng của suy giảm nội tiết tố để kiểm soát tình trạng này kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị suy giảm nội tiết tố
Suy giảm nội tiết tố nữ gây ra hàng loạt triệu chứng về thể chất cũng như tâm lý cho phụ nữ. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của các chị em. Các triệu chứng suy giảm nội tiết tố như:
Về thể chất
- Tình trạng đau lưng đau khớp
- Nhức đầu
- Bốc hỏa
- Mất ngủ
- Tăng cân
- Kinh nguyệt không đều hoặc không xuất hiện kinh nguyệt
- Khô âm đạo hay mắc các bệnh như viêm âm đạo, viêm nhiễm….
- Tóc rụng nhiều, mỏng dần….
- Da khô, ngứa hoặc dễ bầm tím.
Về tâm lý
- Phiền muộn khó tập trung, tâm trạng lâng lâng…
- Trầm cảm và thay đổi tâm trạng thất thường
- Cáu gắt
- Mệt mỏi
Các triệu chứng có thể khác nhau về số lượng và mức độ giữa mỗi phụ nữ. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của sự suy giảm nội tiết tố, bạn cần phải đi gặp và cần sự tư vấn từ bác sỹ để có những điều trị hay cải thiện kịp thời.
☛ Tìm hiểu chi tiết: 7 Biểu hiện mất cân bằng nội tiết tố nữ
Chẩn đoán suy giảm nội tiết tố
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng suy giảm nội tiết tố, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ có thể đánh giá các triệu chứng của bạn và chẩn đoán nếu cần.
Chẩn đoán sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn. Ngoài việc trao đổi với bác sĩ về lịch sử sức khỏe gia đình, các triệu chứng của bạn. Họ cũng sẽ thực hiện một bài kiểm tra thể chất. Xét nghiệm máu có thể sẽ thực hiện để đo nồng độ hormone. Bên cạnh đó cũng sẽ có thể thêm một số các xét nghiệm khác chẩn đoán tình trạng thiếu hụt estrogen. Như:
- Chỉ số trưởng thành âm đạo cho thấy ít tế bào biểu mô âm đạo bề ngoài
- Kiểm tra độ pH âm đạo (vượt quá 5,0)
- Xét nghiệm phân tích nước tiểu cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng hay không
- Mật độ xương thấp: BMD T-score -(2,5 trở xuống)
- Điện tâm đồ (ECG)
Điều trị hay cải thiện suy giảm nội tiết tố bằng cách nào?
Suy giảm thì cần bổ sung để tránh tình trạng thiếu hụt. Suy giảm nội tiết tố có thể được thực hiện thông qua điều trị thuốc hay chế độ ăn uống, thay đổi lối sống và các chất bổ sung tự nhiên. Tùy vào tình trạng mức độ mà bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp cho bạn.
Điều trị bằng thuốc
Liệu pháp estrogen
Phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 50 bị thiếu estrogen thường được kê đơn liều cao estrogen. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mất xương, bệnh tim mạch và mất cân bằng nội tiết tố khác. Liều thực tế sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và phương pháp áp dụng. Estrogen có thể được cung cấp thông qua.
Trong một số trường hợp, điều trị dài hơi có thể cần thiết ngay cả sau khi nồng độ estrogen đã trở lại bình thường. Điều này có thể yêu cầu liều estrogen thấp hơn theo thời gian để duy trì mức hiện tại.
Liệu pháp estrogen cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mãn kinh và giảm nguy cơ gãy xương. Liệu pháp estrogen dài hạn chủ yếu được khuyên dùng cho những phụ nữ sắp mãn kinh và cũng đã được cắt bỏ tử cung.
Trong tất cả các trường hợp khác, liệu pháp estrogen chỉ được khuyến cáo trong một đến hai năm do liệu pháp estrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Liệu pháp thay thế hormone (HRT)
được sử dụng để làm tăng mức độ hormone tự nhiên của cơ thể bạn. Bác sĩ có thể đề nghị HRT nếu bạn sắp đến tuổi mãn kinh. Mãn kinh khiến nồng độ estrogen và progesterone giảm đáng kể. HRT có thể giúp đưa các mức này trở lại bình thường.
Phương pháp điều trị HRT có thể được điều chỉnh về liều lượng, thời gian và sự kết hợp của các hormone. Ví dụ, tùy thuộc vào chẩn đoán, progesterone thường được sử dụng kết hợp với estrogen.
Phụ nữ đến tuổi mãn kinh trải qua HRT có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Việc điều trị cũng đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ đông máu, đột quỵ và ung thư vú.
☛ Tìm hiểu thêm các: Thuốc bổ sung nội tiết tố estrogen
Cải thiện nội tiết tố nữ bằng cách tự nhiên
Thay đổi lối sống: việc này có thể cải thiện đáng kể các chức năng của hệ thống nội tiết bằng cách khuyến khích sự cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là liên quan đến việc tăng estrogen một cách tự nhiên. Điều này liên quan đến việc
- Chế độ ăn uống đầy đủ đinh dưỡng, tránh các chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế và quá nhiều natri. Bổ sung thêm thực phẩm có chứa phytoestrogen như đậu nành, rau mầm, cà tím, khoai tây, cà chua, cà rốt, dâu tây…
- Tập thể dục: hãy chọn các bài tập vừa sức, chịu được trọng lượng và rèn luyện sức mạnh ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm lần một tuần để duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng. Các lựa chọn bao gồm đi bộ, chạy bộ, tập yoga, khiêu vũ, chơi quần vợt và tập tạ.
- Thói quen lành mạnh: hạn chế chất kịch thích như cafein, tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá.
Bổ sung từ thảo dược, thực phẩm chức năng:
- Một số thảo được được cho là nhiều phytoestrogen có thể giúp kích thích sản sinh nội tiết tố trong cơ thể như cỏ ba lá đỏ, đương quy, mầm đậu nành, dầu hoa anh thảo, sâm tố nữ…. Gần đây sâm tố nữ được các nhà khoa học tìm thấy là loại thảo được bổ sung nội tiết tố hiệu quả và có hoạt lực mạnh gấp 10.000 lần phytoestrogen trong mầm đậu nành.
- Bổ sung nội tiết tố tự nhiên qua các thực phẩm chức năng hay sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Sâm nhung Tố nữ Tuệ linh, Viên uống dầu hoa anh thảo Oeneva.
Cùng xem bác sỹ Lê thị Kim Dung nguyên phó giám đốc viện sức khỏe sinh sản RAFH nói về tình trạng suy giảm nội tiết tố qua video dưới đây:
Trên đây là những vấn đề xung quanh việc suy giảm nội tiết tố nữ và cách khắc phục mà phái nữ cần quan tâm để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đúng cách. Mọi vấn đề còn thắc mắc, chị em có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 (miễn cước gọi) để được chuyên gia tư vấn thêm.
Ý kiến của bạn