Thiếu hụt estrogen là một nguyên nhân chính khiến phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố, làm cơ thể bị lão hóa và giảm sút sắc đẹp, sức khỏe sinh sản. Vậy các dấu hiệu thiếu hụt estrogen gồm những gì? Nên làm sao để cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen an toàn và hiệu quả?
Mục lục
Tình trạng thiếu hụt estrogen là gì?
Vậy ngưỡng nội tiết tố bình thường ở phụ nữ là bao nhiêu? Theo số liệu từ Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), một người phụ nữ trường thành có nồng độ nội tiết tố estrogen bình thường thay đổi theo từng thời điểm của chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể:
- Hàm lượng Estrogen bình thường trước thời điểm rụng trứng: khoảng 46 – 407 pmol/l (**) .
- Hàm lượng Estrogen bình thường trong thời điểm rụng trứng: khoảng 315 – 1828 pmol/l
- Hàm lượng Estrogen bình thường sau thời điểm rụng trứng: khoảng 161 – 774 pmol/l.
** Phạm vi này được tính bằng picogram trên mililit (pg/mL) hoặc picromol trên lít (pmol/L).
Tình trạng thiếu hụt estrogen có thể xảy ra ở mọi nữ giới trưởng thành, tuy nhiên thường gặp nhất vẫn là phụ nữ sau sinh và phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.
Tìm hiểu thông tin bài viết: Tác dụng của estrogen đối với phụ nữ
23 Biểu hiện – dấu hiệu thiếu hụt estrogen thường gặp
Estrogen có vai trò ảnh hưởng trong hầu hết các cơ quan hệ sinh sản, sức khỏe sinh sản, sức khỏe thể chất và cả sắc đẹp ngoại hình của người phụ nữ. Bởi vậy, khi cơ thể bị thiếu hụt estrogen sẽ dẫn đến một loạt các biểu hiện khác thường với sức khỏe – sắc đẹp của người phụ nữ.
Biểu hiện thiếu hụt estrogen đối với sắc đẹp, vóc dáng người phụ nữ
- Cơ thể tập trung mỡ vào vòng 2 khiến phụ nữ bị mất dần vóc dáng thon gọn vốn có.
- Vòng 1 bị teo nhỏ, chảy xệ và mất độ săn chắc.
- Da lão hóa sớm: xuất hiện nám da nội tiết, tàn nhang, nốt đồi mồi, vệt chân chim, các nếp nhăn, có bọng mắt…
- Tóc yếu, giảm độ bóng mượt và dễ gãy rụng.
- Móng yếu. Dễ bị gãy móng tay, móng chân.
Sinh lý nữ suy giảm – dấu hiệu của thiếu hụt estrogen
Thiếu hụt estrogen khiến sinh lý nữ suy giảm với các dấu hiệu:
- Giảm ham muốn, hay lảng tránh chuyện “gối chăn vợ chồng”, thậm chí có thể xảy ra lãnh cảm hoặc mất ham muốn tình dục hoàn toàn.
- Bị khô hạn âm đạo, khi quan hệ dễ bị đau rát.
- Ngực bị đau nhức, khó chịu.
- Bị rối loạn kinh nguyệt với các triệu chứng: kinh nguyệt không đều theo các tháng, rong kinh, mất kinh liền 2 – 3 tháng hoặc bị vô kinh hoàn toàn (trường hợp nặng)
- Khó thụ thai, khó có con.
Biểu hiện thiếu hụt estrogen với sự thay đổi tâm lý
Phụ nữ bị thiếu hụt estrogen có thể có các biểu hiện bất thường của tâm lý, tính cách như:
- Dễ buồn – dễ vui – dễ giận. Cảm xúc thay đổi thất thường.
- Hay cáu gắt, nóng giận vô cớ, không có lý do rõ ràng.
- Khó kiểm soát cảm xúc bản thân.
- Tính tình thay đổi gây ảnh hưởng đến tình cảm và các mối quan hệ hiện tại.
Dấu hiệu thiếu hụt estrogen qua sự suy giảm sức khỏe thể chất
Sức khỏe thể chất cũng bị suy giảm do sự thiếu hụt estrogen với một số biểu hiện như:
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ hoặc có các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ.
- Người hay bị bốc hỏa, nóng bừng vùng mặt, đầu, ngực… kèm theo đổ mồ hôi nhiều khiến phụ nữ rất mệt mỏi và khó chịu.
- Bị đau nhức xương khớp, xương yếu và dễ gãy.
- Tim đập nhanh.
- Đánh trống ngực.
- Sức khỏe thể chất giảm sút rõ rệt.
- Dễ bị viêm nhiễm các bệnh phụ khoa
- Có thể bị rối loạn tiểu tiện với các chứng: tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu són…
- Lo âu, trầm cảm (thường gặp ở phụ nữ sau sinh)
Các nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen khác nhau. Trong bài viết này, samtonu.vn xin tổng hợp các nguyên nhân gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen ở 3 nhóm đối tượng chính thường gặp để bạn đọc dễ tham khảo và có cái nhìn tổng quan hơn:
Nguyên nhân gây thiếu hụt estrogen ở phụ nữ trẻ tuổi
Phụ nữ trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), phụ nữ chưa lập gia đình cũng có thể bị thiếu hụt nội tiết tố nữ do các nguyên nhân như:
- Do thừa cân béo phì
- Do chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng khiến buồng trứng không khỏe mạnh.
- Do tập thể dục quá mức, cường độ tập luyện quá cao trong thời gian ngắn.
- Bị suy buồng trứng với các nang trứng chậm phát triển hoặc không thể phát triển.
- Các bệnh lý liên quan tới tuyến yên hoặc tuyến giáp
- Do bệnh thận mãn tính
- Bị hội chứng Turner
- Do ảnh hưởng bởi các đợt xạ trị, hóa trị
Nguyên nhân thiếu hụt estrogen ở phụ nữ sau sinh
Trước thời điểm mang thai, cơ thể tăng cường sản sinh nội tiết tố progesterone và estrogen để nuôi dưỡng em bé. Điều này giúp cơ thể mẹ bầu luôn dồi dào nội tiết tố trong thời điểm mang thai.
Tuy nhiên sau khi sinh con, đa số phụ nữ rơi vào tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ – thiếu hụt estrogen. Nguyên nhân thường do:
- Buồng trứng giảm sản sinh estrogen đồng thời tăng cường tiết hormone Prolactin để kích thích cơ thể tiết sữa mẹ nuôi dưỡng em bé.
- Do phụ nữ phải thức đêm chăm con vất vả.
- Do bị stress, căng thẳng hoặc trầm cảm sau sinh.
Tham khảo: Cách bổ sung estrogen cho phụ nữ sau sinh
Nguyên nhân thiếu hụt estrogen ở phụ nữ trung niên
Phụ nữ trung niên khoảng ngoài 40 tuổi là các đối tượng dễ bị thiếu hụt estrogen nhất. Nguyên nhân do trong độ tuổi này buồng trứng – nơi sản sinh hormone estrogen bị suy yếu dần hoặc ngừng hoạt động dẫn đến sự sụt giảm estrogen toàn cơ thể nữ giới.
Khi phụ nữ bước vào tuổi ngoài 40 – độ tuổi tiền mãn kinh, buồng trứng bắt đầu suy yếu và hoạt động kém khiến lượng estrogen sinh ra bị ít dần. Kéo theo đó là các cơ quan không được nhận đủ estrogen duy trì hoạt động khiến cơ thể phụ nữ xảy ra một loạt các dấu hiệu thiếu hụt estrogen như: kinh nguyệt không đều, khô hạn, bốc hỏa, tính tình cáu gắt, dễ nổi nóng, đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, khó ngủ, mất ngủ…
Đến khi phụ nữ bước sang tuổi 50 – độ tuổi tiền mãn kinh thì buồng trứng bị suy yếu hoàn toàn và ngừng hoạt động khiến cho tình trạng thiếu hụt estrogen trầm trọng hơn, từ đó các biểu hiện thiếu hụt estrogen cũng trở nên nặng nề hơn.
Thiếu hụt estrogen cần thăm khám bác sĩ khi nào?
Phụ nữ bị thiếu hụt estrogen mức độ nhẹ có thể tự cân bằng, bổ sung estrogen tại nhà thông qua thói quen ăn tăng cường thực phẩm giàu estrogen thực vật (phytoestrogen); uống các loại thảo dược estrogen hoặc thực phẩm chức năng tăng cường estrogen…
Nhưng nếu chị em phụ nữ có một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây kéo dài không dứt với mức độ ngày càng trầm trọng hơn như:
- Bị bốc hỏa, bốc hỏa lên đầu, bốc hỏa lên mặt; bốc hỏa về đêm kèm theo đổ mồ hôi.
- Khô hạn âm đạo, quan hệ tình dục bị đau rát, khó chịu kéo dài.
- Giảm ham muốn tình dục hoặc có xu hướng lảng tráng, sợ chuyện “chăn gối”.
- Khó ngủ, mất ngủ hoặc gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ.
- Tính tình nóng giận, dễ cáu gắt, khó kiểm soát cảm xúc bản thân.
- Bị đau nhức xương khớp.
- Làn da bị lão hóa với sự xuất hiện các nốt nám, tàn nhang, đồi mồi, vệt chân chim…
thì chị em nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để được tiến hành thăm khám, xét nghiệm máu nhằm đo nồng độ Estradiol (E2) – phân loại chính của estrogen để biết chính xác hiện tại nội tiết tố trong cơ thể có ổn định không? Từ đó sớm có giải pháp cải thiện nội tiết tố nữ estrogen một cách phù hợp và an toàn.
Hướng điều trị thiếu hụt estrogen cho phụ nữ
Tùy thuộc vào từng mức độ thiếu hụt estrogen, từng độ tuổi thiếu hụt estrogen khác nhau ở từng phụ nữ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc để có hướng điều trị phù hợp.
Nếu phụ nữ bị thiếu hụt estrogen mức độ nhẹ, các dấu hiệu thiếu hụt estrogen không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, đời sống thì chị em có thể tự cải thiện nội tiết tố nữ tại nhà với các loại thực phẩm giàu estrogen từ thực vật hoặc các loại thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe và tập thể thao…
Nhưng trường hợp nữ giới bị thiếu hụt nội tiết tố estrogen mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc các liệu pháp khác nhằm làm giảm các dấu hiệu thiếu hụt estrogen, hỗ trợ cân bằng lại cuộc sống cho phụ nữ.
Cải thiện thiếu hụt estrogen bằng thực phẩm giàu phytoestrogen
Phytoestrogen là một dạng estrogen có nguồn gốc từ thực vật. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã cho kết quả Phytoestrogen có cấu trúc và tác dụng gần với giống với estrogen nội sinh từ buồng trứng. Bởi vậy, tăng cường ăn các thực phẩm giàu phytoestrogen là một cách giúp bổ sung cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen hiệu quả.
Một số nhóm thực phẩm giàu estrogen thực vật có lợi chị em có thể tham khảo như:
- Nhóm hải sản tươi như: cá hồi, tôm, cua, hàu, trai, hến, ốc…
- Các loại rau xanh: cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, cần tây, atisô, khoai tây, khoai lang bí đỏ, củ cải; cây họ đậu, đậu cove, hạt đậu nành…
- Nhóm các hạt ngũ cốc: hạt lanh, hạt mè, hạnh nhân, quả óc chó…
- Nhóm các hoa quả khô: nho khô, quả chà là, mận sấy, mơ sấy…
- Các loại trái cây tươi giàu phytoestrogen như: dưa hấu, bơ, chuối, bưởi, xoài, dâu tây, quả mâm xôi, đào, mận…
Xem đầy đủ bài viết: Các loại thực phẩm giàu estrogen
Bổ sung estrogen thiếu hụt bằng estrogen thảo dược
Sâm tố nữ là loại thảo dược làm đẹp, chăm sóc sức khỏe sinh lý nữ đã được phụ nữ Thái Lan sử dụng từ hàng trăm năm trước đây.
Nghiên cứu được tiến hành từ trường Đại học khoa học Động thực Vật, Anh Quốc (đăng trên Tạp chí Sinh hóa Steroid và Sinh học phân tử 94 vào năm 2005) đã cho thấy: trong Sâm tố nữ có chứa ít nhất 17 hoạt chất có tác dụng tương tự estrogen nội sinh trong buồng trứng.
Đặc biệt trong số đó có 2 hoạt chất Miroterol và Deoxymiroestrol được chứng minh có hoạt tính mạnh gấp 1.000 – 10.000 lần so với isoflavone – một loại phytoestrogen có trong mầm đậu nành.
Bởi có hàm lượng phytoestrogen nổi trội nên Sâm tố nữ được xem là loại thảo dược estrogen không chỉ giúp bổ sung cân bằng nội tiết tố nữ mà còn làm tăng nhu cầu sinh lý, tăng ham muốn tình dục cho chị em phụ nữ.
Để sử dụng sâm tố nữ cải thiện thiếu hụt estrogen, bạn có thể dùng ăn trực tiếp sâm tố nữ tươi; phơi khô nghiền thành bột pha nước uống hoặc đun sắc nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong – Nguyên Viện trưởng Viên Dược liệu Trung ương cách làm này chưa phải làm cách sử dụng sâm tố nữ tối ưu do hoạt chất Deoxymiroestrol rất dễ bị oxy hóa ở trên nhiệt độ cao quá mức.
Xem thông tin bài viết: Cách bổ sung estrogen từ thảo dược
Cải thiện nội tiết tố nữ với TPBVSK Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh
Với mong muốn ứng dụng thảo dược Sâm tố nữ vào chăm sóc sắc đẹp, cải thiện sinh lý cho hàng triệu chị em phụ nữ Việt và đồng thời giải quyết được vấn đề khó: hạn chế tối đa sự oxy hóa Deoxymiroestrol, chiết tách hoạt chất Deoxymiroestrol với hàm lượng cao nhất, Công ty TNHH Tuệ Linh đã bắt tay hợp tác với Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa Học Công Nghệ Việt Nam để tiến hành nhận chuyển giao quy trình chiết xuất và phân lập các hoạt chất chính trong Sâm tố nữ nhằm chiết tách được phytoestrogen trong sâm tố nữ với hàm lượng cao nhất; sau đó ứng dụng đưa sản xuất trên công nghệ dây truyền hiện đại để cho ra đời sản phẩm chăm sóc sức khỏe phụ nữ Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh.
TPBVSK Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh là một sản phẩm được nghiêm cứu bào chế từ Sâm tố nữ giúp hỗ trợ cải thiện cân bằng estrogen trong cơ thể phụ nữ qua các thành phần và tác dụng:
Thành phần Sâm tố nữ trong Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có chứa 17 hoạt chất tác dụng tương tự Estrogen nội sinh; hoạt chất Miroestrol và Deoxymiroestrol trong Sâm tố nữ có hoạt lực mạnh gấp 10.000 lần phytoestrogen trong mầm Đậu nành, nhờ đó bổ sung cân bằng nội tiết tố nữ estrogen, làm tăng ham muốn, tăng tiết dịch giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như: khô hạn, bốc hỏa, da lão hóa sớm, khó ngủ, mất ngủ… ở phụ nữ do thiếu hụt estrogen gây ra.
Hồng sâm trong Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh có tác dụng bổ nguyên ích khí, bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt; hỗ trợ tăng cường estrogen trong cơ thể thông qua việc nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh.
Ngoài ra, các thành phần khác như: nhung hươu, nữ nang, thiên môn đông cũng có tác dụng hỗ trợ bồi bổ khí huyết, điều hòa hệ thần kinh, làm tăng quá trình tái tạo mô mới và tăng sinh tế bào hỗ trợ giúp chị em cải thiện giấc ngủ ngon hơn, làn da mịn màng, căng khỏe đẹp hơn.
Để tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh chính hãng hoặc giải đáp những thắc mắc liên quan, chị em hãy liên hệ đến số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
☛ Tìm mua Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh tại nhà thuốc gần bạn nhất TẠI ĐÂY
Điều trị thiếu hụt estrogen bằng thuốc
Điều trị thiếu hụt estrogen bằng thuốc về bản chất là một liệu pháp thay thế hormone (HRT) có nguồn gốc từ Y học phương Tây, ngày nay nó được biết đến nhiều và áp dụng thực tế tại các nước Á Đông.
Điều trị thiếu hụt estrogen bằng thuốc hoạt động dựa trên nguyên lý bổ sung estrogen (hoặc kết hợp estrogen và progestin) vào cơ thể nhằm hỗ trợ cân bằng nồng độ estrogen. Từ đó giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen cũng như giúp giảm bớt các biểu hiện do thiếu hụt estrogen gây ra.
Các loại thuốc điều trị thiếu hụt estrogen được điều chế thành nhiều dạng khác nhau để phù hợp cho người sử dụng như:
- Thuốc trị thiếu hụt estrogen dạng uống như: thuốc Cenestin; thuốc Estrace; thuốc Femtrace; thuốc Estratab; thuốc Premarin; …
- Các dạng thuốc đặt tại chỗ hay dùng cho âm đạo như: thuốc Estrace Vaginal; thuốc Vagifem; thuốc Estring; thuốc Yuvafem.
- Bổ sung estrogen dạng miếng dán da như: thuốc Alora; thuốc Estraderm; thuốc Climara; thuốc Esclim.
- Thuốc dạng gel bôi như: EstroGel, Divigel.
- Dạng thuốc xịt: Evamost
- …
Lưu ý:
1. Thuốc điều trị thiếu hụt estrogen đều là các thuốc bán theo đơn và cần có hướng dẫn sử dụng, sự theo dõi, đánh giá hiệu quả của bác sĩ điều trị trong cả quá trình điều trị nên chị em phụ nữ lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc bổ sung estrogen tự điều trị tại nhà.
2. Các loại thuốc này đều gây ra các tác dụng phụ nhất định cho người sử dụng.
3. Một số trường hợp phụ nữ có tiền sử đột quỵ, bị đau tim hoặc bệnh về gan, bệnh cao huyết áp; có tiền sử mắc ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết trước khi quyết định có lựa chọn phương pháp này hay không?
Có lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh
Kết hợp lối sống sinh hoạt lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe và cũng là một cách hỗ trợ cân bằng nội tiết tố estrogen tự nhiên mà chị em không nên bỏ qua. Cụ thể như, bạn nên duy trì một số lối sống khoa học như:
- Cân bằng trọng lượng cơ thể ổn định ở mức bình thường. Nếu bạn thừa cân hãy lên kết hoạch giảm bớt và ngược lại, hãy tăng cường bổ sung dưỡng chất khi cơ thể bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng.
- Tập các môn thể thao có lợi về cả thể lực và trí lực như: Yoga, Thiền định hoặc các môn thể thao đơn giản như: đi bộ, bơi lội, chạy bộ, tập dưỡng sinh…
- Không vận động hoặc tập thể thao quá sức nhằm phòng ngừa suy kiệt cơ thể.
- Uống ít nhất từ 1,5 – 2 lít nước lọc/ngày.
- Giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress.
- Ngủ đủ giấc.
- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa rau xanh, chất xơ và protein. Nên tăng cường các thực phẩm giàu estrogen thực vật.
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến tình trạng thiếu hụt estrogen thường gặp ở nữ giới. Nếu có thắc mắc hoặc gặp bất kì vấn đề nào liên quan đến các dấu hiệu của thiếu hụt estrogen, bạn hãy liên lạc với chúng tôi qua số hotline 1800 1190 (miễn phí cước gọi) hoặc để lại bình luận! Samtonu.vn sẽ giải đáp giúp bạn có thêm các thông tin tin cậy và hữu ích!
Ý kiến của bạn