Nhận rõ các biểu hiện mất cân bằng nội tiết tố nữ sẽ giúp bạn sớm có hướng giải quyết kịp thời. Cùng quan tâm 7 biểu hiện chính dưới đây nhé.
Mất cân bằng nội tiết tố nữ là như thế nào?
Nội tiết tố nữ kiểm soát nhiều quá trình chính của cơ thể bạn, bao gồm cả quá trình trao đổi chất và sinh sản. Nó giúp định hình tính nữ và là nhân tố tạo nên những nét riêng biệt chỉ có ở phái nữ như ngực nở, eo thon, làn da mịn màng, chu kinh nguyệt…
Khi bạn bị mất cân bằng nội tiết tố, có nghĩa là bạn có quá nhiều hoặc quá ít một loại hormone nhất định. Những thay đổi này cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể của bạn. Cụ thể nó ảnh hưởng không chỉ sắc đẹp, sức khỏe mà còn cả sinh lý của bạn.
☛ Tìm hiểu thêm về: Rối loạn estrogen
Biểu hiện mất cân bằng nội tiết tố
# 1. Rối loạn kinh nguyệt
Đối với một số bạn gái, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng hoạt động đều đặn giống như kim đồng hồ. Thế nên việc lệch ngày ngay lập tức báo hiệu những bất thường liên quan đến sức khỏe. Một số bạn khác chu kỳ kinh nguyệt không đều như vậy, tuy nhiên nó cũng thường giao động trong tầm 28- 32 ngày. Mặc dù việc chậm kinh hoặc trễ kinh đôi khi có thể xảy ra, nhưng nó không nên xảy ra thường xuyên, đặc biệt là khi khoảng cách giữa các kỳ kinh là vài tháng.
Rối loạn kinh nguyệt còn bao gồm cả những trường hợp như kinh nguyệt ra nhiều hoặc không đều, bao gồm trễ kinh, ngừng kinh hoặc kinh nguyệt thường xuyên… Với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt như vậy rất có thế liên quan đến mất cân bằng nội tiết tố.
Phụ nữ ở độ tuổi 40 và 50 sắp bước vào thời kỳ mãn kinh có khả năng bị rối loạn kinh nguyệt là phổ biến. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn lo lắng. Đối với phụ nữ trẻ, đây có thể là dấu hiệu của đa nang buồng trứng hay các vấn đề bệnh lý khác và cần đến bác sĩ phụ khoa để đánh giá thêm.
# 2. Xuất hiện các vấn đề về da
Nếu bạn nhận thấy những bất thường trên da bạn chẳng hạn như:
- Xuất hiện mụn trên mặt, ở ngực hay lưng không kể thòi gian gần ngày “đèn đỏ”. Mụn xuất hiện cứng đầu thì có thể do mất cân bàng nội tiết tố.
- Xuất hiện vùng da bị tăng sắc tố như nám da, nám nội tiết
- Da trở lên khô hơn so với trước đây
Lý do là:
Mụn trứng cá có thể là kết quả của mức progesterone và estrogen thấp và lượng hormone androgen cao. Sản xuất quá mức hormone androgen có thể khiến các tuyến dầu trên da của bạn hoạt động quá mức. Điều đó lại làm tắc nghẽn lỗ chân lông, là tiền thân của việc bùng phát mụn. sau đó có thể là viêm da.
Nám nội tiết cũng là biểu hiện của tình trạng rối loạn nội tiết thường thấy.
Sự mất cân bằng nội tiết tố khi mang thai và mãn kinh cũng có thể gây ngứa ngáy trên da. Dầu tự nhiên được gọi là bã nhờn giảm do mất cân bằng nội tiết tố và do đó gây ra khô da.
# 3. Thay đổi tâm trạng
Ngoài mức năng lượng thấp, sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác của bạn. Những cảm xúc thường gặp phải bao gồm cáu kỉnh và buồn bã. Sự thay đổi nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng xấu đến việc giải phóng các chất hóa học như dopamine và serotonin, khiến bạn không cảm thấy hạnh phúc, lo lắng, hay bồn chồn.
Hormone estrogen có liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh trong não và ảnh hưởng đến chất hóa học giúp cải thiện tâm trạng gọi là serotonin. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, sự thay đổi của hormone estrogen có thể gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Phụ nữ chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sự biến động nội tiết tố nhiều hơn nam giới.
Sự gia tăng và giảm mức độ estrogen gây ra xáo trộn endorphin trong não, chất hóa học giúp đối phó với căng thẳng và giảm đau. Việc đo lường thực tế các hormone trong cơ thể không dự đoán được bất kỳ rối loạn cảm xúc nào có khả năng dẫn đến thay đổi tâm trạng.
# 4. Thiếu ngủ
Nếu đã lâu rồi bạn không ngủ một giấc ngon và sâu thực sự, đó có thể là do sự mất cân bằng nội tiết tố. Trong hầu hết các trường hợp, giảm nồng độ hormone progesterone được sản xuất bởi buồng trứng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Ngoài ra, mức độ estrogen thấp có thể dẫn đến đổ mồ hôi nhiều và đổ mồ hôi ban đêm cản trở một đêm ngon giấc.
Hormone progesterone cải thiện giấc ngủ. Trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh, buồng trứng tiết ra progesterone thấp. Mức độ estrogen thấp có thể dẫn đến đổ mồ hôi vào ban đêm, gây ra giấc ngủ kém chất lượng, thiếu năng lượng và mệt mỏi. Hormone melatonin và cortisol điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, sự mất cân bằng khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
# 5. Tăng cân bất thường
Nếu bạn tăng cân không chủ ý có thể do mất cân bằng nội tiết tố. Nội tiết tố chịu trách nhiệm điều chỉnh sự trao đổi chất cũng như xác định cách cơ thể sử dụng năng lượng. Khi cơ thể sản xuất không đủ lượng hormone tuyến giáp, tình trạng suy giáp xảy ra, dẫn đến tăng cân đáng kể.
Nồng độ estrogen giảm cũng có thể khiến bạn cảm thấy đói hơn bình thường, khiến bạn ăn nhiều hơn và tăng cân.
Dễ nhận thấy ở những phụ nữ bị PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang) có biểu hiện thiếu nhạy cảm với hormone insulin. Vì hormone này gắn liền với việc điều chỉnh lượng đường trong máu, những phụ nữ này có khả năng bị tăng cân. Đây là những người bị mất cần bằng nội tiết tố ở mức cao cần điều trị thuốc và chỉ định của bác sĩ.
Với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh cũng thường có xu hướng bị tăng cân đặc biệt là xung quanh vùng bụng và hông đó là do sự mất cân bằng nội tiết tố làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại dẫn đến tăng cân.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn nội tiết tố có gây tăng cân không?
# 6. Bốc hỏa
Bốc hỏa hay đổ mồ hôi về đêm cũng là biểu hiện của mất cân bằng nội tiết tố. Đây là lý do tại sao nhiều phụ nữ bị bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm trong thời kỳ mãn kinh. Do suy giảm nội tiết tố khiến ảnh hưởng đến vùng dưới đồi bị nhầm lẫn, gây cảm giác cơ thể quá nóng và tạo nên một chuỗi phản ứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi, ớn lạnh…
# 7. Khô âm đạo
Nhưng nếu triệu chứng khô âm đạo thường xuyên xuất hiện thì nhiều khả năng là do nồng độ estrogen thấp. Các hormone giúp mô âm đạo giữ ẩm và sạch sẽ. Nếu estrogen của bạn giảm do mất cân bằng nội tiết tố và làm giảm dịch âm đạo.
Làm thế nào khi có những biểu hiệu mất cân bằng nội tiết
Nội tiết tố chịu trách nhiệm cho nhiều quá trình chính của cơ thể bạn. Khi mất cân bằng nội tiết tố, các triệu chứng có thể rất đa dạng với mỗi người. Bạn có thể gặp hết các triệu chứng kể ở mục trên, hoặc chỉ một vài trong số đó. Tuy nhiên dù gặp các biểu hiện nào thì cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày không chỉ là giao tiếp tự tin hay về vấn đề sức khỏe.
Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể gây ra nhiều biến chứng, vì vậy điều quan trọng là phải tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Trao đổi với bác sĩ ngay khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể hoặc mức năng lượng là bước quan trọng trong việc điều trị sớm sự mất cân bằng nội tiết tố.
Cần phải kiểm tra và chẩn đoán từ bác sĩ mới biết được bạn có bị mất cân bằng nội tiết tố hay không, hay tình trạng nặng nhẹ như nào. Khi bạn có nhận thấy mình có những biểu hiện mất cân bằng nội tiết tố và đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra, khám lâm sàng hay có những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán việc này.
Hãy nói rõ với bác sỹ những biểu hiện, các triệu chứng mà bạn gặp phải càng chi tiết càng tốt. Chẳng hạn như về vấn đề thiếu ngủ bạn đã mất ngủ như thế nào, tình trạng này kéo dài bao lâu rồi, hay bạn nhận thấy tình trạng nổi mụn của bạn như thế nào…
Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán. Các xét nghiệm này có thể là xét nghiệm máu để để kiểm tra tuyến giáp và mức độ estrogen, testosterone và cortisol…. Cũng có thể sẽ cần đến khám phụ khoa, khám vùng chậu, siêu âm kiểm tra có khối u bất thường nào không chẳng hạn như u nang buồng trứng.
Các biện pháp điều trị cân bằng nội tiết như:
- Liệu pháp thay thế hormone
- Kiểm soát sinh sản nội tiết tố để điều chỉnh kinh nguyệt như thuốc tránh thai
- Kê thuốc chống androgen hay thuốc Metformin để khắc phục tình trạng mụn, rụng tóc…
Tìm đến các biện pháp bổ sung nội tiết tố tự nhiên
Không nên bỏ qua các biện pháp tự nhiên để bổ sung nội tiết tố. Biện pháp này thường được bác sĩ hướng đến đầu tiên hoặc khuyên kết hợp khi điều trị thuốc. Rất nhiều trường hợp rối loạn nội tiết nhẹ, nhờ kiên trì với biện pháp tự nhiên mà có thể cân bằng lại bình thường.
Các biện pháp tự nhiên này như sau:
Bổ sung nội tiết tố tự nhiên qua các thực phẩm chức năng hay sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Sâm nhung Tố nữ Tuệ linh, Viên uống dầu hoa anh thảo Oeneva.
Một số người nhận thấy rằng yoga giúp giảm bớt các triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố. Yoga rất tốt cho sức mạnh, sự linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng của bạn. Nó cũng có thể hỗ trợ giảm cân, có thể giúp điều chỉnh nội tiết tố của bạn.(Gợi ý cho bạn: 6 bài tập yoga tốt cho nội tiết tố)
Bạn cũng có thể thực hiện các thay đổi lối sống sau:
- Giảm cân: Nếu bác sĩ đã khuyến nghị, việc giảm trọng lượng cơ thể có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và tăng khả năng mang thai.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cân bằng là một phần quan trọng của sức khỏe tổng thể. Bổ sung các loại thực phẩm giúp sản sinh nội tiết tố như cà rốt, tỏi, chanh, đậu hũ, bông cải xanh, rau diếp, bắp cải…
- Tránh xa các chất kích thích, có hại tới cơ thể như thuốc lá, bia rượu…
- Tránh các yếu tố kích hoạt bốc hỏa: Cố gắng xác định những thứ thường gây ra cơn bốc hỏa của bạn, chẳng hạn như nhiệt độ ấm, thức ăn cay hoặc đồ uống nóng.
- Tránh căng thẳng kéo dài.
Bài viết cung cấp thông tin về những biểu hiện mất cân bằng nội tiết tố. Bạn có những biểu hiện nào kể trên không. Nếu có hãy đi thăm khám sớm để có những hướng khắc phục kịp thời nhé. và nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại comment dưới bài viết này hoặc liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 1800.1190 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Chúc bạn luôn khỏe đẹp!
Ý kiến của bạn