Mãn kinh là giai đoạn mà phụ nữ phải trải qua với một loạt các khó chịu, kéo theo đó là một loạt các nguy cơ mắc một số bệnh lý. Cụ thể những bệnh thường gặp ở tuổi này là gì. Cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục
Sức khỏe phụ nữ giai đoạn mãn kinh
Mãn kinh là một quá trình tự nhiên xảy ra khi buồng trứng già đi và sản xuất ít hormone sinh sản hơn. Ở giai đoạn này các nang trứng không còn hoạt động nữa, kinh nguyệt kết thúc và bạn cũng không còn khả năng mang thai một cách tự nhiên được nữa.
Cùng với đó là kéo theo một loạt các triệu chứng khó chịu của việc thiếu hụt nội tiết tố như những cơn bốc hỏa hoặc bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, khô âm đạo, tăng cân, thay đổi tâm trạng… Đây là những triệu chứng ban đầu của thời kỳ mãn kinh.
Những thay đổi khác liên quan đến lão hóa, chẳng hạn như sự trao đổi chất chậm hơn, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, loãng xương…
Một số phụ nữ giai đoạn này còn có những vấn đề y tế khác nữa và cần can thiệp của trợ giúp y tế. Cụ thể các bệnh thường gặp của giai đoạn này là gì đọc tiếp để rõ và chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho giai đoạn này nhé.
☛ Đọc chi tiết về: Các triệu chứng mãn kinh
Những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh
Những thay đổi trong cơ thể của bạn trong những năm xung quanh thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe. Những thay đổi này liên quan đến sự suy giảm estrogen và những thay đổi khác liên quan đến lão hóa. Cụ thể các bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh bao gồm:
#1. Bệnh tim mạch
Khi lượng estrogen của bạn suy giảm, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sẽ tăng lên. Lý do là estrogen giúp giữ cho các mạch máu linh hoạt giúp chúng co lại và mở rộng để thích ứng với lưu lượng máu. Một khi estrogen giảm đi, lợi ích này sẽ mất đi.
Cùng với những thay đổi khác, chẳng hạn như tăng huyết áp có thể làm dày thành động mạch, trái tim của phụ nữ đột nhiên trở nên dễ bị tổn thương dễ bị mắc các bệnh về tim mạch. Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim thì có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Lời khuyên: Bạn cần phải tập thể dục thường xuyên, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, và luôn lạc quan. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn về cách bảo vệ tim, chẳng hạn như cách giảm cholesterol hoặc huyết áp nếu quá cao.
#2. Bệnh loãng xương
Tình trạng này khiến xương trở nên giòn và yếu, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. Trong vài năm đầu sau khi mãn kinh, bạn có thể mất mật độ xương với tốc độ nhanh, làm tăng nguy cơ loãng xương. Phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương đặc biệt dễ bị gãy xương sống, hông và cổ tay.
Điều này rất dễ dẫn đến nguy cơ gãy xương hông, xương đùi, cổ xương đùi, xương cẳng chân bị đau lưng và còng lưng do cột sống bị sụp. Loãng xương còn làm mất khả năng vận động tự nhiên của cơ thể, từ đó gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Lý do là trước khi mãn kinh, xương của phụ nữ được bảo vệ bởi estrogen, nhưng khi mãn kinh sự thiếu hụt estrogen khiến quá trình loãng xương xảy ra và ngày càng rõ theo thời gian.
Nếu bạn là người có vóc dáng nhỏ bé (chỉ số BMI thấp), gia đình bạn có tiền sử loãng xương, hay bạn bị mãn kinh sớm thì nguy cơ này xảy ra cao hơn.
Lời khuyên:
Để giữ cho xương của bạn chắc khỏe, hãy đảm bảo bạn áp dụng các bài tập chịu trọng lượng, chẳng hạn như thói quen đi bộ tập thể dục mỗi ngày, vì chúng cho phép xương của bạn hoạt động chống lại trọng lực để trở nên khỏe hơn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên hút thuốc hay tránh xa khói thuốc cũng như hạn chế uống rượu. Những thứ này có liên quan đến việc tăng nguy cơ gãy xương và loãng xương.
Và hãy ăn một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo rằng bạn có đủ canxi và vitamin D. Chẳng hạn như ăn nhiều thực phẩm giàu canxi (rau lá xanh đậm, sữa và cá đóng hộp như cá hồi và cá mòi), và thực phẩm giàu vitamin D (nước cam, ngũ cốc và sữa) hoặc nhận vitamin bằng việc phơi nắng 15 phút vài ngày trong tuần.
#3. Tiểu không kiểm soát
Đây là chứng bệnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của chị em tuổi mãn kinh. Tuổi này, các mô của âm đạo và niệu đạo mất tính đàn hồi, bạn có thể cảm thấy thường xuyên, đột ngột, muốn đi tiểu gấp dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát. Tình trạng này còn gọi là són tiểu. Bạn có thể gặp tình trạng này trong khi cười hay rướn người hay khi ho, hắt hơi… gây rất bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Sự mất kiểm soát này có xu hướng tăng lên khi bạn già đi.
Lý do là các mô của bàng quang và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang) chứa các thụ thể estrogen và progesterone và được làm dày lên bởi các hormone đó. Sau khi mãn kinh, lượng hormone này giảm xuống, và các mô mỏng đi và yếu đi và khiến tình trạng này xảy ra. Ngoài ra, các cơ xung quanh xương chậu có thể bị mất trương lực do lão hóa, một quá trình được gọi là “thư giãn vùng chậu”.
Tình trạng tiểu không kiểm soát này cũng khiến bạn có thể khiến tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều hơn.
Lời khuyên để ngăn ngừa chứng tiểu không kiểm soát hãy:
- Làm rỗng bàng quang bằng cách đi tiểu càng thường xuyên càng tốt.
- Tăng cường cơ sàn chậu bằng các bài tập Kegel ( làm co và thư giãn các cơ của sàn chậu).
- Sử dụng estrogen đặt âm đạo có thể giúp giảm các triệu chứng tiểu không tự chủ.
- Liệu pháp hormone cũng có thể là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho những thay đổi về đường tiết niệu và âm đạo ở thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến chứng tiểu không tự chủ.
#4. Bệnh phụ khoa
Các vấn đề như khô âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa cũng là những tình trạng phổ biến mà phụ nữ mãn kinh đối mặt.
Khô âm đạo do giảm sản xuất độ ẩm và mất tính đàn hồi có thể gây khó chịu và chảy máu khi quan hệ tình dục. Khi môi trường âm đạo khô và trung tính thiếu đi chất dịch có tác dụng bao bọc và diệt khuẩn, vi khuẩn, nấm dễ dàng tấn công âm đạo gây viêm nhiễm. Ngoài ra, điều này cũng làm giảm ham muốn hoạt động tình dục của bạn nữa.
Chất bôi trơn và kem dưỡng ẩm âm đạo có thể hữu ích cho trường hợp nhẹ. Với trường hợp năng hơn bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng estrogen âm đạo tại chỗ, có sẵn dưới dạng kem bôi âm đạo, viên nén hoặc vòng.
☛ Tìm hiểu chi tiết về: Khô hạn tuổi mãn kinh
#5. Tai biến mạch máu não
Mãn kinh sớm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não. Đây là kết luận của các nhà khoa học Mỹ do báo Daily Mail dẫn lại. Khảo sát ở một nhóm phụ nữ 42 tuổi đã mãn kinh, các chuyên gia nhận thấy ở những người này, nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp hai lần.
Lý do là sự suy giảm estrogen giai đoạn mãn kinh khiến tích tụ cholesterol trên thành động mạch dẫn đến não làm mạch máu bị tắc nghẽn.
Vì vậy bạn cần hết sức chú ý sức khỏe trong giai đoạn này để phòng những tai biến đột ngột.
Nguy cơ khác
Bên cạnh những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mãn kinh kể trên còn có một số nguy cơ khác như:
- Nếu như mãn kinh sớm có liên quan đến mật độ xương thấp hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và loãng xương, thì thời kỳ mãn kinh muộn hơn có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư vú, buồng trứng và nội mạc tử cung cao hơn. Các tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của buồng trứng, như ung thư hoặc cắt bỏ tử cung, hoặc các lựa chọn lối sống nhất định, như hút thuốc , có xu hướng làm tăng mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng.
- Tăng cân: Nhiều phụ nữ tăng cân trong giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh và sau khi mãn kinh do quá trình trao đổi chất chậm lại. Bạn có thể cần ăn ít hơn và tập thể dục nhiều hơn, chỉ để duy trì cân nặng hiện tại.
- Các vấn đề răng miệng: Khô miệng và tăng nguy cơ sâu răng phổ biến hơn sau khi mãn kinh.
Mặc dù mỗi phụ nữ phải đối mặt với những rủi ro riêng biệt dựa trên di truyền và các yếu tố khác, nhưng bạn nên lưu ý đến cách bảo vệ bản thân trước những tình trạng sức khỏe phổ biến có thể làm tăng nguy cơ sau khi mãn kinh.
Phụ nữ tiền mãn kinh cần làm gì để phòng tránh các bệnh trên
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh trên, bạn có thể thực hiện bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống nhằm nâng cao sức khỏe sức đề kháng giảm sự lão hóa nhanh hay bù đắp sự thiếu hụt nội tiết tố. chẳng hạn như:
- Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D canxi ngừa loãng xương.
- Bổ sung nội tiết tố từ thực phẩm nhiều estrogen hay thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố.
- Duy trì cân nặng
- Luôn lạc quan
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bệnh lý của mãn kinh để xử lý kịp thời.
☛ Tham khảo đầy đủ: Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung Vitamin gì?
Sâm nhung tố nữ Tuệ linh – sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mãn kinh
Bổ sung nội tiết tố tự nhiên từ Sâm tố nữ an toàn, mạnh gấp 10.000 lần mầm đậu nành. Sâm tố nữ giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh gây ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều chức năng.
Với thành phần tự nhiên, Sâm Nhung tố nữ Tuệ Linh được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho việc chăm sóc sức khỏe tiền mãn kinh. Cụ thể, Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh được sản xuất trên dây chuyền hiện đại cùng thành phần dược liệu tự nhiên theo tiêu chuẩn GACP – WHO, không chứa các chất độc hại. Đồng thời, thành phần của Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh 100% từ thiên nhiên, vì thế rất an toàn khi sử dụng, có thể dùng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ nào. Các tác dụng đã được kiểm chứng là có hiệu quả đặc biệt với phụ nữ giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh như:
- Giảm các triệu chứng: Bốc hỏa, mất ngủ, khô hạn.
- Đẹp da, trẻ hóa cơ thể, săn chắc vòng 1.
- Bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề các bệnh lý thường gặp ở tuổi mãn kinh hãy để lại câu hỏi bên dưới bài viết hoặc gọi điện tới số hotline 18001190 của nhãn hàng Sâm nhung tố nữ Tuệ linh để được giải đáp.
Chúc bạn sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.everydayhealth.com/menopause/health-risks-women-face-after-menopause/
- https://www.nmamilife.com/health-wellness/menopause-and-heart-disease-a-potentially-deadly-combination/
- https://www.menopausenow.com/osteoporosis/articles/underlying-osteoporosis-as-a-menopause-symptom
- https://www.healthline.com/health/menopause/urinary-incontinence
Ý kiến của bạn