Nhiều trường hợp phụ nữ đã tiến hành cắt bỏ tử cung phải sử dụng thuốc nội tiết để phòng ngừa tình trạng mãn kinh sớm do phẫu thuật và duy trì sức khỏe, sinh lý nữ. Vậy khi dùng thuốc nội tiết cho phụ nữ đã cắt bỏ tử cung cần lưu ý những gì? Hãy cùng samtonu.vn tìm hiểu ngay dưới nhé.
Mục lục
Thuốc nội tiết là thuốc gì?
Thuốc nội tiết là tên gọi chung của các loại thuốc có thành phần chính là hormone estrogen. Chúng được sử dụng với mục đích bổ sung estrogen vào cơ thể giúp cải thiện các dấu hiệu thiếu hụt estrogen thường gặp ở nữ giới.
Thuốc nội tiết thường được sử dụng trong các trường hợp phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố nữ như: phụ nữ trẻ tuổi bị thiếu hụt nội tiết tố estrogen; phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh (ngoài 40 tuổi); phụ nữ đã từng tiến hành cắt bỏ buồng trứng.
Ngoài tên gọi thuốc nội tiết, chúng còn được biết tới với nhiều tên gọi khác nhau như: thuốc nội tiết tố nữ, thuốc estrogen, thuốc nội tiết tố nữ estrogen; thuốc bổ sung estrogen; thuốc bổ sung nội tiết tố nữ estrogen…
Phụ nữ đã cắt tử cung khi nào cần dùng thuốc nội tiết?
Phụ nữ phải cắt bỏ tử cung thường là những người bị mắc các bệnh lý: lạc nội mạc tử cung; u xơ tử cung; ung thư tử cung… Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ tử cung theo từng mức độ khác nhau, có thể là:
- Cắt bỏ bán phần: chỉ cắt bỏ từ thân tới eo tử cung, phần cổ tử cung sẽ được giữ lại.
- Cắt bỏ toàn phần: là cắt bỏ cả cả tử cung và cổ tử cung. Ngoài ra, có thể phải cắt thêm phần phụ như buồng trứng, vòi trứng…
Vì buồng trứng là cơ quan chính sản sinh ra các nội tiết tố nữ để duy trì ổn định hàm lượng hormone estrogen trong cơ thể. Nên đa số phụ nữ chỉ cắt bỏ tử cung bán phần (không cắt buồng trứng) không cần sử dụng thuốc nội tiết, bởi buồng trứng vẫn còn và chúng vẫn đang hoạt động sản xuất nội tiết tố để bổ sung cho cơ thể.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, phụ nữ cắt tử cung bán phần vẫn có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc nội tiết tố do hàm lượng estrogen trong cơ thể không đủ (mặc dù vẫn còn buồng trứng).
Trường hợp phụ nữ phải cắt bỏ tử cung kèm theo cắt 1 bên (hoặc cả 2 bên) buồng trứng thì tỉ lệ người bệnh phải sử dụng kèm thêm thuốc nội tiết để duy trì hoạt động ổn định của các cơ quan và ngăn ngừa chứng mãn kinh sớm do phẫu thuật rất cao do buồng trứng đã bị cắt nên hàm lượng estrogen bổ sung cho cơ thể là không đủ.
Bổ sung thuốc nội tiết cho phụ nữ cắt tử cung
Tùy thuộc vào tình trạng cắt bỏ tử cung bán phần hoặc toàn phần mà các loại thuốc nội tiết sử dụng cho phụ nữ cắt tử cung cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có 2 điểm chung cơ bản mà các loại thuốc nội tiết cho phụ nữ cắt tử cung đều có là:
- Đều là thuốc kê đơn. Chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định từ các sĩ chuyên khoa sản – nội tiết.
- Thuốc có thể có các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Vậy nên cần có bác sĩ theo dõi xuyên suốt quá trình điều trị để đảm bảo được an toàn và hiệu quả.
Thuốc nội tiết cho phụ nữ cắt tử cung toàn phần
Phụ nữ cắt bỏ tử cung toàn phần cũng đồng nghĩa với người phụ nữ không còn tử cung. Lúc này, các bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc estrogen đơn thuần (liệu pháp hormone đơn thuần) để bổ sung bù đắp hàm lượng nội tiết tố bị thiếu trong cơ thể nữ giới. Nhờ đó giúp phụ nữ cắt tử cung xoa dịu các triệu chứng thường gặp do thiếu hụt nội tiết tố estrogen gây ra như: khô hạn âm đạo; giảm ham muốn; yếu sinh lý nữ; người bị bốc hỏa, da lão hóa sớm; khó kiểm soát cảm xúc; khó ngủ, ngủ chập chờn, mất ngủ, đau nhức xương khớp…
Một số thuốc nội tiết cho phụ nữ cắt tử cung hoàn toàn có thể gặp như:
Thuốc nội tiết tố nữ estrogen dạng uống: thuốc Premarin; thuốc Cenestin; thuốc Estrace; thuốc Ogen; …
Thuốc nội tiết dạng đặt: thuốc Vagifem; thuốc Yuvafem; thuốc Estrae Vaginal..
Thuốc nội tiết tố dạng miếng dán da: thuốc Vivelle-Dot; thuốc Alora; thuốc Climaral Menostar…
Tác dụng phụ thường gặp:
- Bị đau ngực
- Chảy máu âm đạo đột ngột
- Ngứa hoặc tiết dịch âm đạo bất thường
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
- Đau lưng
- Buồn nôn hoặc có thể nôn
- Đau bụng, đầy hơi
- Có thể sưng tay hoặc chân
- Bị chuột rút
- …
Các tác dụng phụ nghiêm trọng (ít gặp):
- Có triệu chứng tức ngực, đau tim
- Đau đầu dữ dội và đột ngột
- Gặp các vấn đề về thị lực và khả năng thăng bằng cơ thể
- Có thể có dấu hiệu của đột quỵ
- Giảm thị lực, ho ra máu, đau nhói ngực, đau, nóng một hoặc cả 2 chân (dấu hiệu bệnh cục máu đông)
- Tăng câng đột ngột
- Vàng da hoặc có thể vàng mắt
- Xuất hiện u cục bất thường trong vú
- Gặp vấn đề về trí nhớ hoặc các hành vi bất thường
- …
Thuốc nội tiết cho phụ nữ cắt tử cung bán phần
Phụ nữ cắt tử cung bán phần sẽ vẫn còn một phần tử cung, cổ tử cung và buồng trứng trong cơ thể. Nhưng vì nhiều yếu tố khiến hàm lượng nội tiết tố estrogen buồng trứng sản xuất cho cơ thể không đủ nên bác sĩ vẫn có thể đưa chỉ định dùng thuốc nội tiết tố nữ.
Do vẫn còn buồng trứng và tử cung nên các loại thuốc nội tiết cho phụ nữ cắt tử cung bán phần không thể chỉ sử dụng các loại thuốc estrogen đơn thuần. Lúc này sẽ cần sử dụng kết hợp thuốc nội tiết estrogen và progestin (liệu pháp hormone kết hợp) để giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ.
Một số thuốc nội tiết estrogen kết hợp progestin cho phụ nữ cắt tử cung bán phần có thể gặp:
- Thuốc Femhrt
- Thuốc Angeliq
- Thuốc Combipatch
- Thuốc Prempro.
- Thuốc Prefest
- Thuốc Activella
Tác dụng phụ thường gặp:
- Đầy hơi,
- Có cảm giác đau vú, mềm vú
- Buồn nôn hoặc nôn, ói mửa;
- Nhức đầu;
- Rụng tóc;
- Có thể bị nhiễm nấm âm đạo.
- …
Tác dụng phụ nghiêm trọng:
- Đau tim
- Đột quỵ
- Có dấu hiệu bị cục máu đông
- Giảm hoặc mất thị lực
- Giảm trí nhớ (dễ gặp ở phụ nữ từ 65 trở đi)
- Có thể gây huyết áp cao
- Bị các dị ứng nghiêm trọng.
- Sa sút trí tuệ ở phụ nữ 65 tuổi trở lên
- Nguy cơ ung thư vú
- …
Lưu ý cần biết khi dùng thuốc nội tiết cho phụ nữ cắt tử cung
Trong quá trình dùng thuốc nội tiết tố nữ, chị em hãy lưu ý một số điều sau để việc sử dụng thuốc an toàn và đạt được hiệu quả tốt:
– Người bệnh cần đi thăm khám sức khỏe để từ đó có cơ sở chính xác về hướng bổ sung nội tiết phù hợp cho bản thân.
– Thuốc nội tiết đều là các loại thuốc kê đơn và phải có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
– Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc nội tiết bổ sung cho cơ thể hoặc sử dụng đơn thuốc của người khác.
– Trong quá trình dùng thuốc vẫn cần có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa để đánh giá hiệu quả dùng thuốc cũng như có hướng xử trí kịp thời khi người bệnh gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
– Bên trên không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc nội tiết cho phụ nữ cắt tử cung toàn phần và phụ nữ cắt tử cung bán phần. Hãy hỏi thêm bác sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp hoặc gọi ngay cho bác sĩ về các tác dụng phụ bất thường xuất hiện trong quá trình dùng thuốc.
★★ Tìm đọc thêm:
Trên đây là một số thông tin cần thiết liên quan tới các loại thuốc nội tiết dành cho phụ nữ cắt tử cung. Hi vọng bài viết gửi đến chị em được nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc liên quan khác về nội tiết tố nữ, mời chị em liên hệ với chúng tôi theo số hotline tư vấn 1800 1190 (miễn phí cước gọi) nhé.
Ý kiến của bạn