Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì các chức năng sinh sản của phái nữ, trong đó phần lớn là nồng độ của hormone estrogen. Khi nội tiết tố cân bằng sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Tuy nhiên thừa estrogen có thể dẫn đến nhiều bất thường cả về tâm lý lẫn sinh lý gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của phái nữ.
Mục lục
Estrogen là gì?
Estrogen là hormone nội tiết tố nữ chịu trách nhiệm cho sự phát triển và điều hòa hệ thống sinh sản của nữ giới, nó có tác động đến đặc điểm giới tính như: lông và tóc mềm hơn, ngực phát triển lớn hơn, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng từ độ tuổi dậy thì, hỗ trợ khả năng sinh sản ở nữ giới….
Ngoài ra estrogen cũng tác động lên hầu hết các bộ phận khác trong cơ thể như: xương, da, hệ thống nội tiết, máu và não bộ….
Mặc dù đóng vai trò quan trọng như vậy, nhưng nồng độ estrogen trong cơ thể chỉ nên duy trì ở một mức độ cân bằng, cao quá hay thấp quá đều có tác động không tốt đến sức khỏe cũng như sắc vóc của chị em phụ nữ. Xem đầy đủ: Công dụng của estrogen đối với phụ nữ
Dấu hiệu cảnh báo estrogen tăng cao
Estrogen tăng cao hay còn gọi là estrogen thống trị – đây được coi là biểu hiện của mất cân bằng nội tiết tố nữ. Nó có tác động trực tiếp đến dây thần kinh, ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc, tinh thần của người bệnh. Khi nồng độ hormone này trong cơ thể quá cao dễ khiến phụ nữ bị rơi vào tình trạng lo lắng, chán nản và hoảng loạn…. Biểu hiện của estrogen cao thường thấy là:
- Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu của nhiều hiện tượng trong đó có nguyên nhân là dư thừa estrogen. Estrogen có liên quan đến sự hình thành kinh nguyệt, nồng độ estrogen cao sẽ thúc đẩy nội mạc tử cung tăng sinh làm chậm kỳ kinh. Do đó nếu phụ nữ nhận thấy kinh nguyệt rối loạn thường xuyên thì nên kiểm tra xem nồng độ estrogen có bị tăng bất thường hay không.
- Tăng cân: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của nồng độ estrogen tăng cao khiến bạn bị tăng cân bất thường dù không thay đổi chế độ ăn nhiều hơn mức thông thường. Nguyên nhân của việc tăng cân bất thường này là do estrogen ngoài tiết ra ở buồng trứng còn tiết ra ở các tế bào mỡ, chính vì thế mà estrogen dư thừa sẽ gây ra việc tích tụ chất béo trong cơ thể, đặc biệt là vùng bụng, eo.
- Nhức đầu thường xuyên: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy nhức đầu mà không rõ nguyên nhân thì nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để kiểm tra nồng độ estrogen.
- Suy giảm trí nhớ: Vì estrogen tác động lên rất nhiều bộ phận trong cơ thể trong đó có khu vực não, nếu bạn tuổi vẫn còn trẻ, minh mẫn nhưng thường xuyên quên mọi việc thì rất có khả năng do nồng độ estrogen trong cơ thể quá cao. Nếu tình trạng suy giảm trí nhớ kéo dài có thể dẫn đến mất trí nhớ hoặc bệnh Alzheimer.
- Tâm trạng thất thường, thường xuyên lo lắng: Khi estrogen tăng cao sẽ tác động đến trạng thái tinh thần và cảm xúc của bạn, những cảm giác này nhắc nhở bạn về hội chứng PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ với các biểu hiện: đau lưng, căng tức ngực, đau bụng, nổi mụn…). Bạn có thể cảm thấy lo âu, chán nản, bực dọc, lo lắng… một cách vô cớ mà không có lý do chính đáng.
- Tăng sản hoặc loạn sản tuyến vú: estrogen tăng tiết sẽ khiến cho phụ nữ dễ bị loạn sản tuyến vú, biểu hiện thường thấy là vú chảy xệ, kích thước hai bên không đồng đều, quầng vú đen…
- U xơ tử cung: Nguyên nhân chính của u xơ tử cung đó là nồng độ estrogen quá cao. Căn bệnh này đặc biệt dễ xảy ra ở chị em nào có khả năng sinh sản và buồng trứng phát triển mạnh.
- Viêm buồng trứng: estrogen thúc đẩy sự phát triển của nang trứng, nếu nồng độ estrogen cao hơn mức bình thường sẽ không có lợi cho sự phát triển của buồng trứng.
Nguyên nhân khiến estrogen tăng cao
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng estrogen tăng cao, tuy nhiên có thể kể đến các nguyên nhân chính dưới đây:
Do các thời điểm xảy ra
- Giữa chu kỳ kinh nguyệt (thời điểm rụng trứng): Đây là thời điểm mà nồng độ estrogen tăng cao nhất tính theo chu kỳ kinh nguyệt.
- Khi mang thai: đây là thời điểm estrogen tăng cao nhất trong cuộc đời người phụ nữ, cơ thể tăng tiết estrogen để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng mẹ.
- Thời kỳ hồi xuân (ngoài 40 tuổi trở đi) cũng làm cho cơ thể tăng thêm estrogen tuy nhiên không quá cao. Cơ thể tăng cường sản xuất estrogen nhưng lại giảm sản xuất một số loại hormone khác (testosteron hoặc progesteron) dẫn đến mất cân bằng giữa các hormone sinh dục.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Thuốc thay thế hormone (HRT): người khi sử dụng các loại thuốc hormone thay thế này sẽ làm cho cơ thể phải tăng tiết thêm estrogen để đáp ứng với thuốc. Từ đó dẫn đến tình trạng cường estrogen hoặc một số trường hợp có thể dẫn đến thừa estrogen.
- Sử dụng một số loại kháng sinh, thuốc tránh thai nội tiết tố: gây ra tác dụng phụ làm tăng nồng độ estrogen.
- Thuốc điều trị một số rối loạn tâm thần hoặc cảm xúc: những thuốc này có tác dụng an thần tuy nhiên gây ra tình trạng tăng tiết estrogen.
Tìm hiểu thêm: Thuốc tránh thai có bổ sung estrogen không?
Do gặp vấn đề sức khỏe
Phụ nữ khi mắc một số căn bệnh hoặc rơi vào những trường hợp sau cũng rất dễ bị estrogen tăng cao:
- Rối loạn nội tiết tố
- Béo phì
- Khối u buồng trứng, viêm buồng trứng
- Tăng sản hoặc loạn sản tuyến vú
- U xơ tử cung
- Do di truyền từ gia đình
- Bệnh gan
Phương pháp chẩn đoán và nồng độ estrogen tiêu chuẩn
Dưới đây là một số phương pháp giúp chẩn đoán và xác định mức nồng độ estrogen như thế nào là ổn định bạn có thể tham khảo:
Phương pháp chẩn đoán
Phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra nồng độ estrogen là xét nghiệm máu, có 3 dạng xét nghiệm estrogen trong máu đó là: estradiol, estriol và estrone, đơn vị tính là picogram/mililit ( pg/ml).
Nồng độ của estradiol trong cơ thể luôn cao hơn 2 dạng còn lại, người ta chỉ xét nghiệm 2 dạng chính là estradiol và estrone do bình thường phụ nữ không mang thai có nồng độ estriol rất thấp, vì thế chỉ lấy kết quả của estradiol và estrone.
Cách xác định nồng độ estrogen tiêu chuẩn
Nồng độ estradiol trong máu bình thường ở nữ giới:
- Trẻ em và thanh thiếu niên: 350 pg/ ml
- Ngưởi trưởng thành: 15-350 pg / ml
- Người mãn kinh: dưới 10 pg / ml
Nồng độ estrone trong máu bình thường ở nữ giới là:
- Trẻ em và thanh thiếu niên: 200 pg/ ml
- Ngưởi trưởng thành: 17-200 pg / ml
- Người mãn kinh: 7-40 pg / ml
Làm thế nào để cải thiện tình trạng estrogen tăng cao?
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Một cơ thể khỏe mạnh là khi có một hệ nội tiết cân bằng, để cơ thể khỏe mạnh thì bạn nên tạo cho mình một chế độ ăn hợp lý như:
- Sử dụng nhiều các loại rau họ cải trong chế độ ăn hàng ngày và nhiều chất xơ: cải bắp, bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ xanh, cải kale, táo, đậu, các loại hạt, bột yến mạch, nấm các loại….
- Nên chọn thực phẩm hữu cơ, tránh các loại thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật…
- Giảm tiêu thụ bia rượu: sử dụng quá nhiều bia rượu sẽ làm tăng nồng độ estrogen gây suy gan làm cho gan không thể chuyển hóa được estrogen.
- Hạn chế các sản phẩm từ sữa bò, tinh bột và đường.
Đọc thêm: Các thực phẩm bổ sung estrogen
Thường xuyên vận động, luyện tập thể thao
Estrogen được tạo ra một phần từ chất béo, khi cơ thể dư thừa mỡ hoặc chất béo cũng chính là nguyên nhân estrogen trong cơ thể tăng cao. Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh bị thừa cân, béo phì cũng là cách giúp cân bằng nồng độ estrogen.
Một số bộ môn thể thao có thể tiêu hao năng lượng lớn như: chạy bộ, đạp xe, bơi lội, cầu lông, aerobics…
Lưu ý: Tùy vào tình hình sức khỏe của mỗi người mà có một chế độ luyện tập phù hợp, không nên luyện tập quá sức khiến cơ thể bị chấn thương hoặc mệt mỏi.
Tham khảo các biện pháp thay thế
Trong một số trường hợp nếu bạn đang dùng các liệu pháp hormone thay thế, sử dụng các loại thuốc tránh thai nội tiết… làm gây tăng cường estrogen thì bạn nên tham khảo liều dùng thấp hơn hoặc sử dụng các biện pháp thay thế. Đồng thời, nên hỏi ý kiến của Bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Sử dụng thực phẩm chức năng
Cải thiện tình trạng estrogen cao bằng phương pháp tự nhiên thường hiệu quả kém, tốn nhiều thời gian. Sử dụng các biện pháp y tế có can thiệp bởi thuốc thường gây ra khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn, vì thế thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên có thể giải quyết nhược điểm của cả hai phương pháp này: tác dụng nhanh hơn biện pháp tự nhiên mà không gây ra tác dụng phụ như can thiệp y tế.
Tuy nhiên không nên lạm dụng các loại thực phẩm chức năng, trước khi sử dụng nên tham khảo hướng dẫn cũng như sử dụng theo khuyến cáo mà nhà sản xuất đưa ra để đạt được hiệu quả tốt nhất tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
TPBVSK Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh – Giúp phụ nữ trẻ hơn, đẹp hơn và hạnh phúc hơn
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh là thành quả nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và phát hiện ra hoạt chất Miroestrol có trong Sâm tố nữ – vua của các loại thực vật trong việc bổ sung estrogen tự nhiên cho cơ thể phụ nữ, nó có tác động mạnh gấp 10.000 lần mầm đậu nành lại cực kỳ an toàn và hiệu quả.
Đồng thời Viện đã kết hợp với Tập đoàn dược Tuệ Linh để chuyển giao độc quyền công nghệ chiết xuất hoạt chất quý Miroestrol trong Sâm tố nữ kết hợp cùng một số thảo dược từ tự nhiên như: Cao khô Hồng Sâm, Cao khô Nữ lang, Cao khô Thiên môn đông và Nhung hươu Bắc cực để tạo ra sản phẩm Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh.
Những ai nên sử dụng Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh?
- Sản phẩm được dùng cho phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, rối loạn nội tiết tố, phụ nữ suy nhược cơ thể mệt mỏi.
- Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng mất cân bằng nội tiết như: bốc hỏa, mất ngủ, suy giảm chức năng sinh lý nữ… Ngoài ra sản phẩm cũng hỗ trợ bồi bổ nguyên khí, hạn chế lão hóa da, hỗ trợ làm giảm vết nhăn, tăng cường đàn hồi da giúp da đẹp mịn màng, sắc mặt hồng hào…
Ý kiến của bạn