Sâm tố nữ https://samtonu.vn Etrogen thực vật mạnh & an toàn Tue, 20 Jun 2023 08:57:33 +0000 vi-VN hourly 1 https://samtonu.vn/wp-content/uploads/2020/06/cropped-fav-sn-32x32.png Sâm tố nữ https://samtonu.vn 32 32 3 Biểu hiện nội tiết kém khi mang thai – Mẹ bầu cần nắm rõ https://samtonu.vn/bieu-hien-noi-tiet-kem-khi-mang-thai-3626/ https://samtonu.vn/bieu-hien-noi-tiet-kem-khi-mang-thai-3626/#respond Fri, 01 Jul 2022 03:25:48 +0000 https://samtonu.vn/?p=3626 Thiếu hụt nội tiết ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ sắc đẹp, sức khỏe mà còn cả sinh lý của người phụ nữ. Với phụ nữ mang thai thì nội tiết tố kém lại là vấn đề hết sức quan tâm. Vậy biểu hiện nội tiết tố kém khi mang thai là như nào, cần tìm sớm dấu hiệu nhận biết để khắc phục và có hướng điều trị sớm tránh các rủi ro.

Vai trò của nội tiết tố khi mang thai

Estrogen và progesterone là những hormone chính của thai kỳ. Một người phụ nữ sẽ sản xuất nhiều estrogen trong một lần mang thai hơn là trong suốt cuộc đời khi không mang thai. Sự gia tăng estrogen trong thời kỳ mang thai cho phép tử cung và nhau thai:

  • Cải thiện mạch máu (sự hình thành các mạch máu)
  • Chuyển chất dinh dưỡng
  • Hỗ trợ em bé phát triển
  • Giúp kích thích tiết prolactin
  • Thúc đẩy các cơn co thắt tử cung khi em bé đủ tháng.

Ngoài ra, estrogen được cho là có vai trò quan trọng giúp thai nhi phát triển và trưởng thành.

Đọc chi tiết: Vai trò của estrogen với phụ nữ

Nội tiết tố khi mang thai thay đổi như nào?

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể bạn trải qua những thay đổi lớn về nội tiết tố. Điều này khác với sự mất cân bằng nội tiết tố. Cùng xem cụ thể nội tiết tố thay đổi như nào trong quá trình mang thai để đáp ứng với vai trò của nó như đã nhắc ở mục trên nhé.

Ngay sau khi trứng được thụ tinh làm tổ, cơ thể bạn bắt đầu sản xuất hormone thai kỳ, human Chorionic Gonadotrophin (hCG), sẽ giữ cho nang trứng trống hoạt động. Nó tiếp tục sản xuất các hormone estrogen và progesterone để ngăn không cho niêm mạc tử cung bị rụng, cho đến khi nhau thai (chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà phôi thai cần) đủ trưởng thành để duy trì thai kỳ.

Progesterone trong thai kỳ luôn cao hơn mức estrogen. Progesterone giữ cho tử cung không co bóp và khuyến khích sự phát triển và duy trì các mạch máu và các tuyến trong niêm mạc tử cung.

Khi trứng được thụ tinh sẽ tự làm tổ vào niêm mạc tử cung, nó sẽ bắt đầu tạo ra nhau thai. Khi được hình thành đầy đủ, nhau thai sản xuất estriol từ tiền chất androgen trong gan của thai nhi.

Hơn 90% estrogen đi vào tuần hoàn của mẹ thông qua đơn vị thai nhi. Nghiên cứu cho thấy rằng trong suốt quá trình mang thai khỏe mạnh, một phụ nữ sản xuất nhiều estrogen như một phụ nữ không mang thai trong 150 năm.

Nhìn chung, estrogen trong thai kỳ gây ra sự phát triển và thay đổi xảy ra trong tử cung, cổ tử cung, âm đạo và vú của người mẹ. Nó cũng gây ra những thay đổi đáng kể trong quá trình trao đổi chất của cơ thể mẹ liên quan đến sự cân bằng muối và nước, sự bài tiết insulin và khả năng phân hủy đường và carbohydrate.

Cuối cùng, estrogen hỗ trợ kích thích bài tiết prolactin, được sử dụng để sản xuất sữa.

Khi em bé sẵn sàng chào đời, một số yếu tố thúc đẩy các cơn co thắt tử cung, trong đó nồng độ estrogen tăng mạnh được cho là một trong số đó.

Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ cao của estrogen trong giai đoạn cuối thai kỳ ngăn chặn ảnh hưởng “làm dịu” của progesterone nhau thai.

Hơn nữa, có một sự gia tăng rõ rệt của estrogen bắt đầu khoảng 24 giờ trước khi bắt đầu chuyển dạ. Sự nâng cao này thúc đẩy việc sản xuất các thụ thể oxytocin trong các tế bào cơ trơn của tử cung, thúc đẩy các cơn co thắt.

Như nào được gọi là nội tiết tố kém khi mang thai?

Vốn dĩ khi mang thai cơ thể đã có những ảnh hưởng do nội tiết tố thay đổi, điều này ở các biểu hiện như sau:

  • Xuất hiện nám nội tiết- hay còn được gọi là mặt nạ thai kỳ: một biểu hiện được cho là nét đặc trưng ở phụ nữ mang thai.
  • Chuột rút
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu

Những biểu hiện trên là hết sức bình thường ở phụ nữ mang thai. Tùy vào từng người mà mức độ hay tần xuất những biểu hiện triệu chứng trên nhẹ hay ít.

Vậy như nào gọi là nội tiết tố kém ở thai kỳ?

Trong một số trường hợp nội tiết tố ở người mẹ cho là kém. Để xác định bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện cũng như cho tiến hành xét nghiệm các chỉ số hormone nội tiết. Nguyên nhân gây ra nội tiết tố kém khi mang thai thường là do tuổi cao, sử dụng thuốc tránh thai, do tâm lý, ảnh hưởng từ môi trường, do vệ sinh không đúng cách, chế độ dinh dưỡng hay mắc phải các bệnh lý.

Nếu nội tiết tố kém, không chỉ ảnh hưởng đến thể chất của người mẹ mà còn sự phát triển thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Và bởi vì estrogen giúp xây dựng niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho quá trình làm tổ, sự mất cân bằng estrogen có thể gây sảy thai nếu trứng không bám vào đúng cách.

Trong trường hợp người mẹ gặp phải tình trạng nội tiết kém khi mang thai có thể dẫn đến:

  • Thai nhi phát triển chậm, có nguy cơ sinh non
  • Nguy cơ người mẹ bị thai ngoài tử cung, thai chết lưu, sảy thai…

Đọc thêm về: Suy giảm nội tiết tố

Biểu hiện nội tiết kém khi mang thai

Về biểu hiện nội tiết tố kém khi mang thai người ta phân ra các biểu hiện với các trường hợp thiếu nội tiết tố tương ứng như biểu hiện khi thiếu nội tiết tố estrogen, progesterone và hCG

Biểu hiện hiếu hụt nội tiết tố hCG

Thiếu nội tiết tố hCG sẽ dẫn tới hiện tượng sảy thai

HCG là hormone thai kỳ được cơ thể tiết xuất ngay sau khi người phụ nữ thụ thai. Nó cũng sẽ đồng hành suốt quá trình nhau thai bám vào thành tử cung. Đây cũng chính là lý do các bác sĩ cho rằng việc xét nghiệm nội tiết tố hCG sẽ giúp bạn biết chính xác mình đã có thai hay chưa, cũng như dựa vào nồng độ của hormone này mà biết được tuần thai tương ứng.

HCG là loại hormone có vai trò quan trọng trong thai kỳ. Ngoài ra, nội tiết tố HCG còn giúp cơ thể người mẹ duy trì hoàng thể, tự tổng hợp Progesterone và hormone Estrogen cũng như hỗ trợ nội mạc tử cung để phát triển thai nhi. Nếu thiếu nội tiết tố kể trên sẽ dẫn tới hiện tượng sảy thai.

Biểu hiện khi thiếu nội tiết tố estrogen

Xuất hiện nám nội tiết khi mang thai còn được gọi là mặt nạ thai kỳ

Hormone estrogen này có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tử cung, tuyến vú và sự đàn hồi của các cơ liên kết. Và nhờ loại tiết tố này mà cơ thể mẹ bầu nhanh chóng tạo ra môi trường tốt nhất, cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

Ngoài ra, hormone Estrogen còn tham gia mạnh mẽ vào quá trình tiết sữa ở cuối thai kỳ. Nếu thiếu nó mẹ bầu sẽ thiếu sữa non và không cung cấp đủ sữa cho em bé sau khi chào đời. Có nhiều nghiên cứu nói rằng nội tiết tố estrogen cũng quyết định lớn đến sự phát triển của thai nhi và sự thuận lợi trong quá trình sinh nở của người mẹ.

Biểu hiện thiếu estrogen:

  • Không thấy sự phát triển của ngực như không thấy ngực lớn hơn, không có dấu hiệu căng tức và đau
  • Da rất khô, mất đàn hồi, nhăn nheo hoặc chảy xệ
  • Da xuất hiện nhiều nám (nám nội tiết), sạm, tàn nhang quá mức.
  • Tóc khô, xơ, dễ gãy rụng có thể thành rụng thành búi.
  • Mẹ bầu rất dễ cáu gắt, trầm cảm, lo âu không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung

Đọc thêm: Bổ sung estrogen khi mang thai

Biểu hiện thiếu nội tiết tố progesterone

Mất ngủ thường xuyên khi mang thai là một trong những biểu hiện nội tiết kém

Nội tiết tố progesterone được tiết ra từ hoàng thể và có vai trò duy trì sự sống cho thai nhi, ức chế quá trình chín và những cơn co bóp ở cổ tử cung. Chính vì thế mà, nội tiết tố này có thể ngăn cản quá trình tự hủy của tế bào mang bào thai cùng bảo vệ thai nhi an toàn trong suốt thai kỳ. Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu thiếu hụt Progesterone thì mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, sinh non.

Biểu hiện khi thiếu nội tiết tố progesterone:

  • Thường xuyên mất ngủ khi mang thai
  • Thường xuyên bị đau đầu hoặc đau nửa đầu
  • Tích tụ nước ở chân và tay
  • Thiếu nội tiết progesterone sẽ làm giảm sự tiêu hao chất béo làm mẹ bầu dễ thèm ăn, từ đó khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát
  • Tâm lý căng thẳng, bất an, stress, dễ cáu gắt.

Ngoài ra, sẽ còn nhiều dấu hiệu khác để nhận biết nội tiết tố kém khi mang thai. Để biết chính xác mức độ thiếu hụt thì mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và làm những xét nghiệm để đưa ra các kết luận chuyên sâu hơn.

Cách khắc phục tình trạng nội tiết tố kém khi mang thai

Trong quá trình mang thai mẹ bầu cần phải bổ sung các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi và duy trì sức khỏe cơ thể để không xảy ra tình trạng thiếu hụt nồng độ progesterone sẽ cản trở quá trình đốt cháy chất béo và khó kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Đảm bảo chế độ đinh dưỡng cải thiện nội tiết tố khi mang thai

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Thông qua một số thực phẩm tăng nội tiết tố mẹ bầu cũng bổ sung được một lượng estrogen nhất định giúp giảm nguy cơ thiếu hụt. Một số thực phẩm được khuyên dùng gồm: rau xanh, các loại hạt, thịt gà, trứng gà, cá hồi, ngũ cốc, bơ…

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế đồ uống có ga, chứa cồn, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ cay nóng…

Tham khảo nguồn: Thực phẩm bổ sung estrogen

Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh

Một số thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt, sở thích cũng góp phần cải thiện tình trạng nội tiết tố kém khi mang thai. Chị em nên:

  • Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, buồn bực
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp đặc biệt là yoga, đi bộ nhằm kích thích cơ thể sản sinh estrogen, ổn định sức khỏe.
  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc tránh thức quá khuya.

Tuân theo chỉ định của bác sĩ

Những vấn đề về nội tiết tố kém khi mang thai cần được thăm khám và chỉ định điều trị trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa. Bạn cần phải tuân theo chỉ định cảu bác sĩ. Trong một số trường hợp cần phải dùng thuốc. Những thuốc này cần phải kê đơn và theo dõi từ bác sĩ.

Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thai nhi và quá trình phát triển của bé sau này. Ngay khi đón nhận tin vui, các mẹ hãy chú ý bổ sung dinh dưỡng, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để tránh tình trạng nội tiết kém khi mang thai.

Tham khảo:

  • https://menopausehealthmatters.com/noi-tiet-to-kem-khi-mang-thai/
  • https://www.shecares.com/hormones/estrogen/pregnancy
]]>
https://samtonu.vn/bieu-hien-noi-tiet-kem-khi-mang-thai-3626/feed/ 0
Bổ sung estrogen khi mang thai – Những điều cần biết https://samtonu.vn/bo-sung-estrogen-khi-mang-thai-3368/ https://samtonu.vn/bo-sung-estrogen-khi-mang-thai-3368/#respond Fri, 10 Jun 2022 10:49:02 +0000 https://samtonu.vn/?p=3368 Bổ sung estrogen trong thời gian mang thai giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và hỗ trợ phòng ngừa sinh non, sảy thai. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nên bổ sung estrogen khi mang thai. Dưới đây là một số kiến thức cần thiết về bổ sung estrogen khi mang thai, mời các mẹ cùng tham khảo nhé.

Tác dụng của estrogen trước và trong thai kỳ

Estrogen là một hormone sinh dục nữ chính có tác dụng đặc biệt với cơ thể nữ giới. Estrogen giúp hình thành các nét đặc trưng trên cơ thể nữ giới, tạo nên đường cong mềm mại trên cơ thể giúp phụ nữ có sự đặc biệt và nét quyến rũ “rất riêng” với người khác phái.

Estrogen cũng là hormone chính giúp hệ sinh sản hoạt động khỏe mạnh; giúp xương, hệ tim mạch khỏe mạnh; làm làn da phụ nữ mịn màng, sáng khỏe.

Xem thêm: Tác dụng của estrogen

Trước khi mang thai, estrogen kích thích tiết dịch nhầy tại âm đạo nhằm mục đích: bảo vệ tinh trùng, giúp kéo dài thời gian tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới; giúp tinh trùng di chuyển nhanh hơn đến tử cung, làm tăng khả năng thụ thai thành công.

Estrogen cùng Progesterone bảo vệ thai nhi và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thời gian thai kỳ

Kích thích niêm mạc tử cung phát triển với độ dày an toàn giúp trứng đã thụ tinh có thể làm tổ và phát triển dễ dàng tại tử cung; phòng ngừa nguy cơ bị chửa ngoài dạ con (tuy nhiên, tác dụng của progesterone là rõ ràng hơn).

Trong thời gian thai kỳ, estrogen kết hợp cùng progesterone có tác dụng:

  • Bảo vệ thai nhi, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và ổn định; phòng ngừa các rủi ro thai kỳ có thể xảy ra.
  • Khi em bé chuẩn bị sinh, estrogen kích thích các cơ tử cung co thắt, nhờ đó tạo ra các dấu hiệu đau đẻ và giúp em bé ra đời thành công.

Có phải mọi phụ nữ đều cần bổ sung estrogen khi mang thai?

Khi trứng thụ tinh thành công, cơ thể sẽ bắt đầu phát tín hiệu cho buồng trứng tăng cường sản sinh hormone estrogen và progesterone để chuẩn bị cho bào thai làm tổ đồng thời bảo vệ giúp bào thai phát triển khỏe mạnh.

Bởi vậy, với một người phụ nữ có sức khỏe sinh sản bình thường, cơ thể khỏe mạnh thì khi mang thai không cần các loại thuốc bổ sung estrogen và progesterone bởi tự cơ thể đã có đủ khả năng sản sinh estrogen bảo vệ thai nhi trong suốt thời gian mang thai. Lúc này, các mẹ chỉ cần có chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe và dinh dưỡng tốt giúp bào thai phát triển tự nhiên.

Bổ sung estrogen thường áp dụng cho các trường hợp không thể mang thai bình thường

Trường hợp phụ nữ khó mang thai hoặc có thai nhờ các phương pháp nhân tạo như thụ tinh trong ống nghiệm; chuyển phôi đông lạnh; sử dụng trứng hiến tặng… thì có thể phải sử dụng thêm các loại thuốc nội tiết tố cân bằng estrogen và Progesterone như một loại thuốc giúp phòng ngừa rủi ro cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Bổ sung Progesterone và Estrogen khi mang thai

Tùy thuộc vào thể trạng của từng mẹ bầu mà bác sĩ điều trị có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc nội tiết tố tăng cường estrogen hoặc progesterone hoặc cả 2 loại với làm lượng cao hoặc thấp khác nhau trong quá trình mang thai. Và các loại thuốc này cũng có thể được bổ sung theo nhiều dạng để vào cơ thể mẹ bầu.

Bổ sung Progesterone khi mang thai

Progesterone là loại hormone có vai trò đặc biệt trong quá trình phát triển của thai nhi. Trước khi trứng thụ tinh thành công, Progesterone đã chuẩn bị sẵn “ổ lót” cho bào thai bằng cách làm dày niêm mạc tử cung để trứng đã thụ tinh thành công có thể dễ dàng làm tổ tại tử cung.

Khi trứng thụ tinh thành công, hormone Progesterone sẽ chịu trách nhiệm:

  • Kích thích các mạch máu trong tử cung phát triển nhiều hơn nữa đồng thời tác động các tuyến nội mạc tử cung tiết chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng bào thai đã làm tổ tại tử cung.
  • Cùng estrogen bảo vệ thai nhi và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Thay đổi các mô tuyến vú, làm ngực to lên để chuẩn bị cho việc tiết sữa nuôi em bé sau này.
  • Đảm nhiệm sự bảo tồn của niêm mạc tử cung trong suốt thời gian thai kỳ.
  • Progesterone cao cũng là yếu tố giúp ngăn cản những quả trứng khác trưởng thành và chín khiến phụ nữ không có chu kỳ kinh trong suốt thời gian mang thai

Các thuốc bổ sung Progesterone cho mẹ bầu khi mang thai có ở nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là dạng thuốc tiêm dưới bắp hoặc thuốc đặt âm đạo (dạng viên đặt, thuốc đạn hoặc gel bôi).

Thuốc bổ sung nội tiết tố nữ có ở nhiều dạng

Để sử dụng thuốc dạng đặt âm đạo thì sau khi đặt thuốc, chị em nên nằm ngửa và nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 30 phút để thuốc phát huy tác dụng và không bị “rơi” ra ngoài.

Để sử dụng thuốc Progesterone dạng tiêm, mẹ bầu có thể chườm đá lạnh lên vùng da chuẩn bị tiêm để giảm cảm giác đau đớn mà không cần sử dụng thuốc tê. Sau khi tiêm xong, có thể dùng túi nóng chườm nóng hoặc xoa bóp nhẹ nhàng để thuốc được thẩm thấu và phân tán vào cơ thể hiệu quả hơn.

Các thuốc bổ sung Progesterone phải do bác sĩ chuyên khoa sản kê đơn và chỉ định sử dụng. Các mẹ bầu không tự ý bổ sung thuốc nội tiết chứa Progesterone khi không có sự đồng ý và theo dõi kết quả từ bác sĩ. Ngoài cách sử dụng thuốc nội tiết chứa Progesterone trên, các bác sĩ điều trị có thể hướng dẫn sử dụng thêm các cách làm khác.

Bổ sung estrogen

Vai trò của Estrogen với phụ nữ khi mang thai không rõ rệt bằng hormone Progesterone . Chúng có chức năng chính là hỗ trợ Progesterone duy trì bộ máy sinh sản hoạt động ổn định, cùng Progesterone bảo vệ thai nhi và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thời gian thai kỳ.

Các loại thuốc tăng nội tiết tố nữ estrogen cho mẹ bầu khi mang thai cũng được điều chế ở các dạng khác nhau để dễ dàng hơn trong việc sử dụng. Thuốc uống dạng viên nén và miếng dán da là 2 loại phổ biens nhất. Tiêm estrogen vào bắp cũng có nhưng ít phổ biến hơn.

Cũng giống như thuốc nội tiết chứa Progesterone, thuốc bổ sung estrogen khi mang thai cần do bác sĩ chuyên khoa sản kê đơn và hướng dẫn sử dụng phù hợp tùy theo mức độ cần bổ sung estrong của mỗi thai phụ. Trong quá trình sử dụng, cần bác sĩ theo dõi sát theo định kỳ để có hướng điều chỉnh phù hợp đảm bảo hiệu quả và sự an toàn của cả mẹ và bé.

Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ khi mang thai?

Ngoài bổ sung estrogen khi mang thai ở dạng thuốc nội tiết thì các mẹ bầu có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng cường phytoestrogen – một loại estrogen có nguồn gốc từ thực vật thông qua các loại thực phẩm tươi sống hàng ngày để giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố cho cơ thể.

Một số loại thực phẩm giàu phytoestrogen có lợi cho phụ nữ mang thai mà các mẹ bầu có thể tham khảo thêm:

  • Các loại rau xanh đậm màu: súp lơ xanh, rau Bina, rau cải xoăn; bắp cải; mầm cải Brussel;…
  • Các sản phẩm từ sữa: Sữa chua, phô mai, bơ, sữa chua, sữa tươi không đường…
  • Các loại hạt ngũ cốc: hạt óc chó; hạt điều; hạnh nhân; mè đen; hạt chia; hạt dẻ cười;…
  • Hải sản: Cá hồi; cá trích; hàu; ốc; sò; hến; tôm; cua…
  • Trái cây tươi: Đào; mận; dưa hấu; quả mâm xôi;
  • Các loại thịt: Thịt gà, trứng gà, thịt bò…

Xem thêm:

Thực phẩm giúp bổ sung estrogen

Cách nhận biết thiếu hụt estrogen

]]>
https://samtonu.vn/bo-sung-estrogen-khi-mang-thai-3368/feed/ 0
6 cách đối phó với cơn bốc hỏa ở phụ nữ mang thai https://samtonu.vn/boc-hoa-o-phu-nu-mang-thai-3177/ https://samtonu.vn/boc-hoa-o-phu-nu-mang-thai-3177/#respond Mon, 06 Jun 2022 03:37:52 +0000 https://samtonu.vn/?p=3177 Mặc dù bốc hỏa là một trong những triệu chứng tiền mãn kinh điển hình nhưng trong một số trường hợp, nó lại được phát hiện ở phụ nữ mang thai. Chính điều này làm chị em thắc mắc: Liệu bốc hỏa ở phụ nữ mang thai có bình thường không? Có đáng lo ngại không? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây.

boc-hoa-phu-nu-mang-thai

Trong một số trường hợp, bốc hỏa được phát hiện ở phụ nữ mang thai

Bốc hỏa ở phụ nữ mang thai có bình thường không?

ba-bau-boc-hoa-pho-bien

Bốc hỏa ở phụ nữ mang thai là hoàn toàn bình thường

Bốc hỏa ở phụ nữ mang thai là hoàn toàn bình thường. Các nghiên cứu cho thấy, hơn 35% phụ nữ bị bốc hỏa vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Trong đó, tần suất xảy ra các cơn bốc hỏa thay đổi đáng kể theo thời gian, thường đạt đỉnh điểm khi mang thai ở tuần thứ 30 và có thể tiếp tục ngay cả khi bé đã chào đời.

Bốc hỏa khi mang thai thường không quá nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bốc hỏa xảy ra quá mức là vấn đề nên được quan tâm vì nó có thể dẫn đến sảy thai hay dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Ngoài ra, tình trạng này có thể gây khó chịu đặc biệt cho chị em vì chúng thường “ghé thăm” một cách bất ngờ, làm cho mẹ bầu cảm thấy bất an và lo lắng hơn. Do đó, để tránh kích hoạt một cơn bốc hỏa, người mẹ nên tránh tập thể dục cường độ cao, ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hoặc phòng xông hơi quá 20 phút, cũng như hạn chế ra ngoài vào những ngày nắng nóng.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Bệnh bốc hỏa ở phụ nữ

Tại sao phụ nữ mang thai bị bốc hỏa?

Phụ nữ có thai bị bốc hỏa có thể do rất nhiều nguyên nhân cũng như được góp phần bởi rất nhiều yếu tố nguy cơ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bốc hỏa ở phụ nữ mang thai:

Thay đổi nội tiết tố nữ

Những cơn bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh thường xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố, và nguyên nhân này cũng đúng đối với phụ nữ mang thai. Trong giai đoạn thai kỳ, lượng hormone trong cơ thể của chị em sẽ có những biến động nhất định, đặc biệt là hiện tượng giảm hormone nội tiết tố nữ – estrogen. Khi estrogen suy giảm, trung tâm điều nhiệt của cơ thể – vùng dưới đồi sẽ bị rối loạn. Điều này dẫn đến bất kỳ thay đổi nhỏ nào của nhiệt độ cơ thể cũng có thể khiến cho vùng dưới đồi cảm thấy rằng bạn đang quá nóng. Do đó, nó sẽ kích hoạt một cơn bốc hỏa để “hạ nhiệt” cho bạn. (Xem đầy đủ: Công dụng của estrogen đối với phụ nữ )

Tăng lưu lượng máu

Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần nhiều máu hơn để mang thức ăn và oxy cho em bé. Trên thực tế, lượng máu tăng gần 50% trong tuần thứ 34 của thai kỳ. Đến tuần thứ tám, tim của người mẹ có thể bơm máu nhanh hơn 20%. Các mạch máu trên khắp cơ thể giãn ra và di chuyển đến gần da của chị em. Nhiều máu chảy dưới da khiến cho da của phụ nữ mang thai đỏ hơn và làm cho mẹ bầu cảm thấy nhiệt độ cơ thể cao hơn.

Tăng cường trao đổi chất

Như đã đề cập ở trên thì vào tuần thứ tám của thai kỳ, tim của phụ nữ có thai có thể bơm máu nhanh hơn 20%. Điều này làm nhịp tim nhanh hơn và làm tăng sự trao đổi chất. Bên cạnh đó, nó cũng làm tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể.

Ngoài ra, em bé trong bụng mẹ cũng sẽ tỏa ra một nhiệt lượng nhất định. Điều này góp phần tạo nên chứng bốc hỏa ở phụ nữ mang thai.

Các yếu tố nguy cơ

yeu-to-gay-boc-hoa

Chất kích thích là nguyên nhân gián tiếp khiến cho tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ mang thai trở nên xấu đi

  • Sử dụng các chất kích thích: Trong khi có thai mà mẹ dùng các chất kích thích như: cafe, rượu, thuốc lá,… sẽ làm suy giảm lượng hormone estrogen trong cơ thể, điều này là nguyên nhân gián tiếp khiến cho tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ mang thai trở nên xấu đi.
  • Ở trong môi trường có nhiệt độ cao lâu: Ở trong bồn tắm nước nóng, xông hơi quá lâu hoặc vận động dưới thời tiết nắng nóng, … Những điều này làm thân nhiệt tăng lên và dễ kích hoạt một cơn bốc hỏa.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Khi mang thai, chị em thường cố gắng ăn rất nhiều chất dinh dưỡng vì mong con phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người mẹ nên ăn uống mất kiểm soát vì nó sẽ dẫn đến tích tụ mỡ thừa. Mỡ thừa sẽ ngăn cản cơ thể giải phóng nhiệt và khiến người mẹ bốc hỏa trầm trọng hơn.
  • Tâm lý tiêu cực: Các trạng thái tâm lý tiêu cực như lo âu, căng thẳng, buồn bã, … là yếu tố góp phần khiến cho phụ nữ mang thai bị bốc hỏa thường xuyên hơn. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đến việc điều chỉnh cảm xúc, thư giãn cơ thể để không bị cơn bốc hỏa “hành hạ”.

Các triệu chứng bốc hỏa ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai khi bị bốc hỏa có thể cảm thấy không khỏe một cách rõ rệt cũng như có thể cảm nhận được thân nhiệt cơ thể đang tăng cao. Các triệu chứng của bốc hỏa khi mang thai bao gồm:

  • Cảm giác nóng lên đột ngột: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bốc hỏa, mẹ bầu sẽ cảm thấy mặt, cổ hoặc là toàn bộ cơ thể của mình nóng lên bất thường. Trong hầu hết các trường hợp, cơn bốc hỏa sẽ bắt đầu ở phần trên của cơ thể trước khi lan ra các phần còn lại.
  • Da đỏ hơn: Cùng với cảm giác nóng bừng, chị em có thể xuất hiện các vết mẩn đỏ ở mặt và cổ trong khoảng vài giây.
  • Đổ mồ hôi: Cơ chế bình thường của cơ thể để thoát nhiệt khi bị bốc hỏa là đổ mồ hôi.
  • Mất ngủ: Khi cơn bốc hỏa “ghé thăm” bất ngờ vào ban đêm sẽ khiến các mẹ bị tỉnh giấc và rất khó để có thể ngủ lại. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài chị em sẽ có nguy cơ gặp phải chứng mất ngủ mãn tính.

Khi nào thì tình trạng bốc hỏa thai kỳ chấm dứt?

boc-hoa-thai-ky-bao-lau

Tùy vào từng trường hợp mà thời gian bốc hỏa thai kỳ có sự khác nhau

“Khi nào thì tình trạng bốc hỏa thai kỳ chấm dứt?” Không có câu trả lời cố định cho tình trạng này. Tùy vào từng trường hợp mà thời gian lâu dài khác nhau, có mẹ bầu phải sống chung với các cơn bốc hỏa trong suốt thai kỳ, trong khi có những chị em chỉ phải đối phó với chúng trong một vài tuần.

Thông thường, các cơn bốc hỏa ở phụ nữ có thai diễn ra thường xuyên nhất ở ba tháng đầu thai kỳ, sau đó giảm xuống trong ba tháng tiếp và lại đạt đến đỉnh điểm vào tuần thứ 30. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng bốc hỏa sẽ thuyên giảm dần dần và có thể hoàn toàn chấm dứt trong vòng ba tháng sau sinh, khi đó nội tiết tố của bạn sẽ được cân bằng lại.

Cách đối phó với chứng bốc hỏa khi mang thai

Mang thai là một giai đoạn nhạy cảm đối với các vấn đề sức khỏe, trong đó có bốc hỏa. Ở giai đoạn này, không ít chị em bị cơn bốc hỏa “hành hạ”. Vậy để đối phó với tình trạng này mẹ bầu cần làm gì? Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Đối với phụ nữ có thai, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh không những có thể hạn chế các cơn bốc hỏa xảy ra mà còn đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Do đó, mẹ bầu cần chú ý:

  • Ăn nhiều hoa quả và rau xanh để thanh nhiệt cơ thể, giảm nóng trong, giảm táo bón, …
  • Tránh một số loại thực phẩm có thể làm tăng tình trạng bốc hỏa như tinh bột, thức ăn cay nóng hoặc đồ chiên rán.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc, điều hòa nhiệt độ cơ thể.
  • Lập kế hoạch ăn uống đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng nhưng không gây thừa cân mất kiểm soát.

Tránh dùng các chất kích thích

tranh-ruou-bia

Tránh dùng chất kích thích trong thai kỳ giúp bảo vệ cả mẹ và bé

Theo nghiên cứu, nếu trong quá trình mang thai người mẹ sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, caffein, thuốc lá, …không những mẹ mà cả bé có thể đều phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng:

  • Rượu bia: Hậu quả nghiêm trọng của việc uống rượu bia khi đang có thai là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai. Đây là một bệnh gây ra hệ lụy suốt đời, làm thai nhi kém phát triển, dị tật bẩm sinh và tổn thương đến hệ thần kinh trung ương.
  • Caffeine: Caffein có trong một số loại trà, cà phê, nước ngọt hoặc ca cao. Sử dụng nhiều caffeine trong thai kỳ đã được chứng minh là làm hạn chế sự phát triển của thai nhi. Điều này cũng dẫn đến tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành.
  • Thuốc lá: Cho dù người mẹ hút thuốc lá chủ động hay thụ động thì bé đều bị ảnh hưởng. Một số nghiên cứu cho thấy, trong ba tháng đầu thai kỳ nếu mẹ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thì dễ xảy ra tình trạng thai chết lưu hoặc sảy thai. Ngoài ra, thuốc lá còn gây dị tật bẩm sinh và nhiều biến chứng sản khoa khác.

Do đó, phụ nữ mang thai nên tuyệt đối tránh những loại chất kích thích đã đề cập ở trên, không chỉ để giảm tình trạng bốc hỏa mà còn để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và con của mình.

Vận động hợp lý

Nhiều phụ nữ có thai cảm thấy mệt mỏi và khó khăn trong vận động, tập thể dục đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Mặc dù vậy, vận động ở cường độ phù hợp đã được chứng minh là giúp sản phụ kiểm soát hiệu quả tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa.

Mặt khác, vận động hợp lý còn đem đến nhiều lợi ích khác như:

  • Giảm nguy cơ mắc một số bệnh trong thai kỳ: Vận động sẽ giúp chị em kiểm soát cân nặng, từ đó giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa. Ngoài ra, nó cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý thường gặp trong thai kỳ như tiểu đường, tăng huyết áp, táo bón, đau lưng, …
  • Giảm căng thẳng: Khi vận động, cơ thể sẽ tiết ra endorphin giúp chị em giảm căng thẳng, lo âu và đem lại cảm giác tích cực.
  • Giúp dễ sinh: Duy trì tập luyện hợp lý sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tuần hoàn, tăng sức chịu đựng. Điều này giúp cho quá trình sinh nở trở nên thuận lợi hơn.

Thư giãn cơ thể

thu-gian-co-the

Thư giãn cơ thể sẽ giúp điều hòa thân nhiệt, máu huyết lưu thông cũng như thúc đẩy cơn bốc hỏa qua đi nhanh chóng

Để không còn cảm thấy quá bức bối hay khó chịu khi những cơn bốc hỏa tấn công, mẹ bầu nên học cách thư giãn cơ thể. Theo nghiên cứu, chị em nên tập thở sâu và chậm bằng bụng (6 đến 8 nhịp thở mỗi phút). Tập thở sâu trong 15 phút vào buổi sáng, 15 phút vào buổi tối và khi cơn bốc hỏa bắt đầu. Điều này sẽ giúp điều hòa thân nhiệt, máu huyết lưu thông cũng như thúc đẩy cơn bốc hỏa qua đi nhanh chóng.

Ngoài ra, tâm sự với người thân, bạn bè, dạo phố, shopping, …cũng là cách giảm stress, thư giãn rất tốt mà các mẹ có thể tham khảo.

Giữ không gian sống thoáng mát

Ở trong không gian chật chội, nóng bức sẽ dễ khiến các cơn bốc hỏa xảy ra hơn. Do đó, chị em nên giữ phòng ốc luôn thoáng mát để không bị các cơn bốc hỏa “làm phiền”:

  • Mở cửa sổ, dùng quạt hoặc điều hòa để giữ không khí trong phòng mát mẻ hơn.
  • Kéo rèm che cửa sổ vào ban ngày khi ngoài trời nắng nóng.
  • Dọn dẹp phòng ở sạch sẽ, không để phòng quá chật chội.
  • Tránh các nơi đông người vì nó sẽ làm bạn cảm thấy nóng hơn.

Liệu pháp thay thế hormone

Liệu pháp thay thế hormone là biện pháp điều trị giúp ổn định lại nồng độ nội tiết tố nữ trong cơ thể. Đó là cách chữa bốc hỏa ở phụ nữ hiệu quả nhất mà chị em có thể sử dụng. Tuy nhiên, đi kèm với hiệu quả tuyệt vời mà liệu pháp này có thể mang lại thì nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như tăng nguy cơ ung thư vú, các bệnh tim mạch cho mẹ và tăng nguy cơ bị dị tật bộ phận sinh dục cho bé, …

Do đó, đối với phụ nữ có thai thì các bác sĩ luôn khuyến khích áp dụng những biện pháp về dinh dưỡng, lối sống, sinh hoạt vì chúng không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn rất an toàn. Tuy nhiên, ở những trường hợp mẹ bầu bị bốc hỏa nghiêm trọng khi các biện pháp nói trên tỏ ra không hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất liệu pháp thay thế hormone để phối hợp.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

ba-bau-kham-bac-si

Mẹ bầu nên khai báo tình trạng bốc hỏa với bác sĩ để đề phòng bất kỳ tình huống xấu nào có thể xảy ra

Mặc dù các cơn bốc hỏa ở phụ nữ khi có thai là hiện tượng bình thường và không cần chăm sóc y tế ngay lập tức, mẹ bầu vẫn nên khai báo với bác sĩ để đề phòng bất kỳ tình trạng xấu nào có thể xảy ra. Đặc biệt, nếu bốc hỏa kèm theo những triệu chứng sau thì chị em cần thông báo với bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Sốt cao trên 38 độ C .
  • Cơn bốc hỏa kéo dài hơn 30 phút hoặc tiếp tục tái phát sau một khoảng thời gian rất ngắn
  • Có cảm giác buồn nôn mỗi khi bốc hỏa.
  • Phát ban, nổi mẩn đỏ không rõ nguyên nhân.
  • Giảm cân nhiều và đột ngột.
  • Tình trạng mất ngủ nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bốc hỏa là một trong những tình trạng phổ biến khi mang thai. Mặc dù không quá nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng nó có thể ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của các mẹ. Do đó, chị em cần chuẩn bị tốt kiển thức để không bị các cơn bốc hỏa “làm phiền”.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bốc hỏa ở phụ nữ có thai. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, chị em vui lòng liên hệ hotline 1800 1190 để được tư vấn thêm.

]]>
https://samtonu.vn/boc-hoa-o-phu-nu-mang-thai-3177/feed/ 0